Ngân hàng huy động hơn 13.500 tỷ đồng từ trái phiếu không đảm bảo chỉ trong 2 ngày

Tổng số tiền mà các ngân hàng này huy động từ phát hành trái phiếu là 13.510 tỷ đồng, đến từ 9 đợt phát hành của 5 ngân hàng, và thời gian phát hành và hoàn tất vẻn vẹn trong 2 ngày…
trái phiếu
Ngân hàng huy động hơn 13.500 tỷ đồng từ trái phiếu không đảm bảo chỉ trong 2 ngày

Thống kê kết quả chào bán trái phiếu trong nước của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho thấy, chỉ trong 2 ngày 29 và 30/6/2023 có 14 đợt trái phiếu phát hành với tổng giá trị đạt 18.705 tỷ đồng. Trong đó, có 9 đợt phát hành của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần với tổng giá trị 13.510 tỷ đồng, chiếm 72% tổng giá trị phát hành.

Cụ thể, trong ngày 29/6, có 3 ngân hàng thực hiện 6 đợt phát hành và hoàn tất trong ngày với tổng giá trị đạt 9.300 tỷ đồng, bao gồm:

Thứ nhất, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (mã chứng khoán: OCB) thực hiện phát hành lô trái phiếu có mã OCBL2326003 với khối lượng 500 trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu và thu về 500 tỷ đồng. Đây là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo.

trái phiếu OCBL2326003 có kỳ hạn 3 năm, OCB không cho biết các thông tin liên quan như mục đích phát hành, lãi suất và các thông tin liên quan khác. Thương vụ này được thu xếp bởi Công ty Cổ phần chứng khoán Quốc tế Việt Nam.

Thứ hai, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (mã chứng khoán: CTG) phát hành lô trái phiếu có mã CTGL2333001, với giá trị phát hành là 500 tỷ đồng, gồm 5.000 trái phiếu có mệnh giá 100 triệu/trái phiếu.

Đây là lô trái phiếu đầu tiên của CTG trong năm 2023, có kỳ hạn 10 năm với lãi suất cố định nhưng không được công bố. Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, đây là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo.

Ngân hàng thứ ba tham gia vào huy động vốn trong ngày 29/6 từ nguồn trái phiếu là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (mã chứng khoán: NAB) với lô trái phiếu NABL2329002 trị giá 300 tỷ đồng.

Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 6 năm với lãi suất thả nổi, Trong đó, lãi suất thả nổi = lãi suất tham chiếu + 2,9%. Đây là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Được thu xếp bởi Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Minh.

Thứ tư, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (mã chứng khoán: TCB) với 3 lô trái phiếu có tổng giá trị đến 8.000 tỷ đồng. Đây cũng là ngân hàng có mức huy động cao nhất trong đợt này.

Lô thứ nhất, mã TCBL2325001 có giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng, gồm 1.000 trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu là 24 tháng và mức lãi suất cố định 7,2%/năm.

Lô thứ hai có mã TCBL2325002, giá trị phát hành là 2.000 tỷ đồng, gồm 2.000 trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu là 24 tháng với mức lãi suất cố định 7%/năm.

Lô thứ ba có mã TCBL2325003, giá trị phát hành 5.000 tỷ đồng, gồm 5.000 trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, mức lãi suất 6,6%/năm.

Đặc điểm chung của cả ba lô trái phiếu này, đều là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo, các thông tin liên quan khác đều được giữ bí mật. Đều có tổ chức liên quan là Tổ chức có liên quan là Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect.

trái phiếu
Với 9 đợt phát hành, Các Ngân hàng đã huy động 13.510 tỷ đồng từ trái phiếu, chiếm 72% tổng giá trị phát hành trong 2 ngày

Bước qua ngày 30/6, có thêm 3 lô trái phiếu ngành ngân hàng được phát hành với tổng giá trị 4.210 tỷ đồng, bao gồm:

Thứ nhất, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á tiếp tục phát hành lô thứ hai có mã NABL2329003 với giá trị phát hành là 410 tỷ đồng, với 4.100 trái phiếu trị giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Đối với lô trái phiếu này, ban đầu NAB dự kiến phát hành đến 700 tỷ đồng.

Cũng giống như lô trái phiếu được phát hành trước đó một ngày, lô trái phiếu này cũng có kỳ hạn 6 năm và mức lãi suất được thả nổi. Đây cũng là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo.

Ngân hàng thứ hai tham gia vào huy động vốn trái phiếu trong ngày là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (mã chứng khoán: TPB) với hai lô trái phiếu có tổng giá trị phát hành là 3.800 tỷ đồng.

Lô thứ nhất có mã TPBL2326001 với giá trị phát hành là 1.800 tỷ đồng, gồm 18.000 trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu là 3 năm.

Lô thứ hai có mã TPBL2326002 với giá trị phát hành là 2.000 tỷ đồng, gồm 2.000 trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu và cũng có kỳ hạn 3 năm.

Khi phát hành hai lô trái phiếu này, TPB không công bố các thông tin liên quan đến trái phiếu. Chỉ biết đây đều là các trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo và đều có tổ chức liên quan là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN.

Như vậy có thể thấy, tuy lượng tiền huy động lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, tuy nhiên đây đều là các trái phiếu không được đảm bảo bằng bất cứ tài sản nào của tổ chức phát hành và các bên liên quan. Không những thế, khi phát hành, các ngân hàng này vì lý do nào đó đã không công khai các thông tin liên quan đến những trái phiếu này.

Có thể bạn quan tâm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...