Ngân hàng khó bán nợ xấu - Vì sao?

Thời gian qua, các ngân hàng đã tăng cường đấu giá tài sản nhằm xử lý nợ xấu, tuy nhiên, không ít thương vụ bất thành vì mức giá khởi điểm đưa ra quá cao.
Ngân hàng khó bán nợ xấu - Vì sao?

Được rao bán từ hơn một năm nay nhưng dự án khu phức hợp Saigon One Tower tại “đất vàng” TP.HCM vẫn rơi vào tình trạng “ế ẩm” do không có nhà đầu tư nào ngó ngàng do giá trị tài sản lớn, không tìm được nhà đầu tư nào có đủ năng lực tài chính.

Cụ thể, dự án này được VAMC đưa ra đấu giá với giá khởi điểm hơn 6.110 tỷ đồng để thu hồi khoản nợ gốc và lãi trên 7.000 tỷ đồng.

Một khoản nợ “ế” khác là các bất động sản của CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân, khoản nợ này đã được VAMC rao bán nhiều lần nhưng vẫn chưa có ai mua dù giá khởi điểm đã giảm đáng kể qua mỗi lần đấu giá.

Tính đến giữa tháng 6/2018, tổng dư nợ của nhóm khách  hàng này là gần 2.400 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là hơn 1.208 tỷ đồng và giá khởi điểm ban đầu của khoản nợ này được BIDV đưa ra cũng chính bằng dư nợ gốc.

Tài sản bảo đảm cho các khoản nợ trên là các bất động sản tại khu phố 4 cũng thuộc Thị trấn Tân Túc với tổng diện tích 54.142m2; các bất động sản tại khu phố 2, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP. HCM với tổng diện tích 165.902m2; Nhà 100B đường Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP. HCM; 5,2 triệu cổ phiếu Công ty Thuận Thảo (GTT) thuộc sở hữu của "bông hồng vàng Phú Yên" Võ Thị Thanh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc.

Lần đấu giá gần nhất diễn ra vào ngày 18/10, giá khởi điểm cho khoản nợ trên đã được giảm đáng kể còn 984 tỷ đồng nhưng vẫn không thành công.

Theo một lãnh đạo ngân hàng cho biết, trong bối cảnh mức tín dụng của nhiều ngân hàng đã cạn, thị trường bất động sản cũng đang trầm lắng, các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo lại được định giá quá cao, do đó, công tác tìm kiếm nhà đầu tư trở nên khó khăn hơn.

Thực tế, các tổ chức định giá thường căn cứ vào giá thị trường và một số yếu tố khác để tham mưu cho ngân hàng đưa ra mức giá ban đầu, tuy nhiên, mức giá mà cơ quan định giá đưa ra thường thấp hơn số tiền cần phải thu hồi nên các ngân hàng thường có xu hướng đưa ra mức giá cao hơn giá thị trường, sau đó sẽ giảm giá dần để tránh rủi ro.

Điển hình như trường hợp của Sacombank  chào bán 3 lô đất tại KCN Đức Hòa III (Long An) với giá khởi điểm gần 10.000 tỉ đồng nhưng không bán được. Sau đó, NH này giảm giá gần 800 tỉ đồng mới bán được 3 tài sản này với giá 9.200 tỉ đồng, đồng thời chấp nhận cho bên mua trả chậm trong vòng 7 năm.

>> Nợ xấu của PGBank tăng mạnh trước thềm sáp nhập

Có thể bạn quan tâm

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...