Ngân hàng lại tích cực bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ

Nhiều ngân hàng vừa có thông báo về việc bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo hợp đồng thế chấp để thu hồi nợ.
Ngân hàng lại tích cực bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ

Cụ thể, BIDV chi nhánh Đông Đô vừa phát đi thông báo bán đấu giá lần 3 quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền đất tại thửa đất số 312+330(1f), tờ bản đồ số: 5H-II-10, địa chỉ 9B ngõ Giếng Mứt, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Khu đất ở có diện tích sàn 80,6 m2, đi kèm nhà ở riêng lẻ diện tích xây dựng 76,6 m2 với tổng diện tích sàn 143,2 m2. Toàn bộ tài sản được đấu giá với mức khởi điểm là 3,7 tỷ đồng, đặt cọc 220 triệu đồng. Đây lầ lần thứ 3 BIDV thông báo đấu giá lô tài sản trên. Thời gian địa điểm bán hồ sơ tham giá đấu giá từ ngày 3/9 đến 5/9.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) cũng có thông báo về việc đấu giá 5 khu đất tại Ba Vì, Hòa Bình đứng tên cá nhân Hồ Quang Khôi theo hợp đồng thế chấp với ngân hàng.

Trong đó, quyền sử dụng đất 6.608 m2 tại Ba Vì Hà Nội, giá khởi điểm hơn 2,319 tỷ đồng. Quyền sử dụng đất tại 4 thửa đất thuộc xóm Cò, Yên Bình, Lương Sơn với diện tích 3.658 m2, 4.956m2, 3.976 m2 và 4.710 m2 có giá khởi điểm lần lượt là 634 triệu đồng, 859 triệu đồng, 689 triệu đồng và 816 triệu đồng. Tổng giá trị khởi điểm của 5 khu đất hơn 5 tỷ đồng.

Ngoài ra, SHB cũng thông báo bán đấu giá tài sản trọn gói bao gồm 4.502 m2 đất tại Ba Vì, dây chuyền sản xuất chè CTC, nhà xưởng sản xuất chè CTC, lô máy móc thiết bị, khu nhà xưởng và dây chuyền sản xuất chè xanh của công ty Thái Hà với giá khởi điểm 4,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, Sacombank cũng đang rao bán hàng loạt tài sản thế chấp là bất động sản ở TP. HCM và nhiều tỉnh, thành để thu hồi nợ. Cụ thể, ngân hàng này rao bán đấu giá quyền tài sản phát sinh từ 27 hồ sơ đền bù, diện tích lên đến 20.803 m2 tại quận 8, TP HCM. Các hồ sơ đất này thuộc dự án khu dân cư Bảo Hưng và 2 quyền sử dụng đất cũng tại quận 8 diện tích 12.669 m2. Giá khởi điểm 928 tỷ đồng.

Một tài sản khác được ngân hàng này rao bán giá khởi điểm lên tới 1.330 tỷ đồng là các quyền sử dụng thửa đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM với mục đích đất cơ sở thể dục - thể thao có kinh doanh, đất xây dựng khu vui chơi giải trí. Tổng diện tích 2 lô đất này 76.246 m2.

Bên cạnh đó, còn hàng loạt bất động sản ở các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM cũng được Sacombank rao bán đợt này với giá khởi điểm từ vài trăm tỷ đồng. Không chỉ ở TP. HCM, Sacombank còn thông báo bán đấu giá 15 quyền sử dụng đất ở Bình Dương với tổng diện tích hơn 29.600 m2 và giá khởi điểm 897 tỷ đồng… 

Đại diện Sacombank cho biết từ đầu năm đến nay, ngân hàng này đã tăng cường thu hồi nợ xấu và tài sản tồn đọng với hơn 11.000 tỷ đồng. Lũy kế từ khi triển khai đề án tái cơ cấu đến nay, Sacombank đã thu hồi được gần 35.700 tỷ đồng.

Động thái này thể hiện quyết tâm thu hồi nợ xấu theo Nghị quyết 42 của hệ thống ngân hàng. Theo NHNN, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 6/2019, ước tính toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 937.500 tỷ đồng đồng nợ xấu, trong đó năm 2018 đã xử lý được 163.140 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước đến cuối tháng 6/2019 là 1,91%.

 >> Công tác thu hồi nợ từ chương trình vay vốn đóng tàu gặp khó khăn

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...