Ngân hàng Nhà nước: Không để các lĩnh vực ưu tiên thiếu vốn!

Theo lãnh đạo NHNN, chỉ kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở các lĩnh vực rủi ro, vẫn đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là 5 lĩnh vực ưu tiên.
Ngân hàng Nhà nước: Không để các lĩnh vực ưu tiên thiếu vốn!

Tại Hội nghị Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, ngành ngân hàng luôn xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên.

Thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung vốn cho vay, quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực này thấp hơn 1 – 1,5%/năm so với các lĩnh vực thông thường khác.

Theo thống kê của NHNN, trong 3 tháng đầu năm 2019, dư nợ tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 2,8% so với cuối năm 2018. Nguồn vốn tín dụng được đẩy mạnh tập trung các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, trong đó, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 3,63% (tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển tăng 3,16%), tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 7,25%, tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 3,5%.

Xác định được vai trò của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, trong đó doanh nghiệp tư nhân là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, trong năm 2019, NHNN chủ trương thắt chặt tín dụng để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát nhưng NHNN vẫn sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, đặc biệt là 5 lĩnh vực ưu tiên. Ông cho biết, nếu thắt chặt tín dụng thì cũng sẽ chỉ kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở các lĩnh vực rủi ro.

Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả, chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên,...

>> NHNN yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng tiêu dùng, khách hàng có dư nợ lớn

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...