Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị đẩy mạnh xử lý nợ xấu

Hàng loạt nhiệm vụ được Thống đốc giao cho các Vụ, Cục, nhất là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các ngân hàng trong Chỉ thị 05. Chỉ thị có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký 17/9/2018.
Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị đẩy mạnh xử lý nợ xấu

Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, VAMC và các tổ chức tín dụng triển khai nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ sau:

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, VAMC triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tại Quyết định 1058 và Nghị quyết 42 theo đúng mục tiêu, lộ trình và kế hoạch đã đề ra.

Đồng thời khẩn trương hoàn thiện, trình Thống đốc NHNN ban hành các Thông tư hướng dẫn Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD. Phối hợp với Vụ Pháp chế rà soát, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại đối với các TCTD yếu kém, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu;

Tăng cường thanh tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42, phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 của các tổ chức tín dụng, VAMC;

Tăng cường giám sát, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 07 về tăng cường phòng chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đầu mối tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 1058 để kịp thời kiến nghị, đề xuất xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Đồng thời theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng.

Cũng theo Chỉ thị này, Thống đốc yêu cầu các đơn vị Vụ, Cục thuộc NHNN chủ động, nhạy bén trong việc nắm bắt, nghiên cứu tình hình trong nước và thế giới để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phân tích, dự báo, tham mưu các kịch bản ứng phó khác nhau nhằm ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, tạo điều kiện để TCTD cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế và thực hiện tốt công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu;

Đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Thống đốc chỉ thị đơn vị này tiếp tục tổ chức triển khai các giải pháp quy định tại Quyết định số 28/QĐ-NHNN ngày 5/1/2018 phê duyệt Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017-2010 và hướng tới 2022

VAMC được yêu cầu triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu VAMC đã mua.

Đồng thời đẩy mạnh hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật, phương án được duyệt và áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc mua bán nợ theo giá trị thị trường;

VAMC tăng cường phối hợp với tổ chức tín dụng để rà soát, phân loại, đánh giá lại tài sản bảo đảm và các khoản nợ xấu đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp.

Thống đốc NHNN cũng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng chỉ đạo triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058.

Trong đó, lưu ý tổ chức tín dụng áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, đảm bảo mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được NHNN phê duyệt/chấp thuận.

Đồng thời tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung, giải pháp phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đảm bảo đúng lộ trình đề ra.

Các tổ chức tín dụng được yêu cầu khẩn trương trình phê duyệt và/hoặc triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử nợ xấu. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với VAMC triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu trên toàn hệ thống.

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lãi suất, huy động vốn.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...