Ngân hàng Shinhan Việt Nam được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận bổ sung nội dung hoạt động “mua, bán trái phiếu doanh nghiệp” vào nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động của Shinhan Việt Nam.
Ngân hàng Shinhan Việt Nam được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có Quyết định về việc bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép của Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (TNHH MTV) Shinhan Việt Nam.

Theo đó, Thống đốc chấp thuận bổ sung nội dung hoạt động “mua, bán trái phiếu doanh nghiệp” vào nội dung hoạt động ghi tại Điều 6 Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài số 341/GP-NHNN ngày 29/12/2008 do Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam.

Khi triển khai thực hiện hoạt động “mua, bán trái phiếu doanh nghiệp”, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành.

Thống đốc yêu cầu, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam thực hiện các thủ tục theo quy định tại Khoản 3 Điều 18b Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 08/2015/TT-NHNN ngày 30/6/2015).

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và là bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động số 341/GP-NHNN ngày 29/12/2008 do Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam.

Trước đó, Thống đốc cũng chấp thuận cho Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế trong phạm vi do NHNN quy định.

>> Shinhan Việt Nam mua lại mảng bán lẻ của ANZ

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...