Ngân hàng “tranh thủ” mùa Covid-19

Trước diễn biến bùng phát của dịch Covid-19 như hiện nay, nhiều ngân hàng đã phối hợp với các công ty bảo hiểm đồng loạt triển khai sản phẩm bảo hiểm “Anti Covid-19” dành cho các cá nhân và doanh nghiệp với quyền lợi bảo hiểm lên tới vài trăm triệu đồng.
Ngân hàng “tranh thủ” mùa Covid-19

Thông thường, hầu hết các ngân hàng đều đưa ra 3 gói bảo hiểm với mức phí cạnh tranh từ 30.000 đồng đến 300.000 đồng tương ứng với các kỳ hạn bảo hiểm linh hoạt gồm 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. Mức quyền lợi bảo hiểm khi tử vong do Covid-19 từ 50 triệu đồng đến 150 triệu đồng; trợ cấp nằm viện điều trị Covid-19 từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng.

Theo chia sẻ của một nhân viên ngân hàng, số người lây nhiễm hoặc trong diện bị cách ly tiếp tục tăng lên khiến nỗi lo Covid-19 chưa thể lắng xuống. Bên cạnh các biện pháp tự bảo vệ như ăn chín, uống sôi, đeo khẩu trang khi đi ra đường, rửa tay thường xuyên và hạn chế tụ tập thì các gói bảo hiểm Covid-19 cũng được khá nhiều người quan tâm.

Thực tế, với các gói bảo hiểm có mệnh giá thấp và mang tính thời điểm như trên, các ngân hàng có thể dùng nguồn này để trải khai các chương trình khuyến mãi cho khách hàng cũng như thưởng cho nhân viên. Hình thức khuyến mãi phổ biến nhất là bán theo "combo" như gửi tiết kiệm, mở thẻ tín dụng...

Hơn nữa, đây cũng là một khoản thu không nhỏ cho các ngân hàng giữa mùa dịch bệnh như hiện nay bởi dù mệnh giá thấp nhưng tỷ lệ chiết khấu mà các công ty bảo hiểm chi trả cho các ngân hàng khá cao, trung bình từ 10-20%.

Đáng chú ý, sản phẩm bảo hiểm này khi bán cho khách hàng cũng khá dễ do mệnh giá của những gói bảo hiểm này thấp, để chi ra vài chục nghìn đến vài trăm nghìn để mua một sản phẩm bảo vệ sức khỏe thì ít người có thể từ chối. Nếu may mắn không bị nhiễm bệnh, số tiền bị mất cũng không khiến nhiều người lăn tăn.

Một nhân viên tín dụng ngân hàng chia sẻ, chỉ mới 2 ngày triển khai bán hàng, chị này đã bán được 100 gói bảo hiểm “anti-covid”. Tính trung bình giá tất cả các gói bảo hiểm mà ngân hàng đưa ra là 120.000 đồng/gói thì với 100 gói, một nhân viên đã mang về cho ngân hàng 12 triệu đồng doanh thu.

Trong khi đó, tùy theo chỉ thị và yêu cầu của mỗi đơn vị khác nhau nhưng hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu gần như 100% nhân viên đều phải bán sản phẩm bảo hiểm này.

Thực tế, trong những năm gần đây, room tín dụng hẹp khiến nguồn thu từ lãi giảm đi và ngân hàng phải tìm kiếm thêm nguồn thu khác từ phí.

Trong các nguồn thu từ phí hiện nay, nguồn thu từ phí bảo hiểm ngày càng chiếm thị phần lớn. Các ngân hàng cạnh tranh nhau rất quyết liệt và các công ty bảo hiểm lớn cũng tìm nhiều cách để có thể "chen chân" vào các ngân hàng thông qua các hợp đồng ký kết phân phối độc quyền bảo hiểm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...