Ngành ngân hàng 2017: Khởi sắc nhưng vẫn còn nỗi lo “vốn mỏng”

Sẽ không quá khó khăn để các ngân hàng hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cho cả năm nay. Tuy nhiên, nhiệm vụ tăng vốn vẫn đang là vấn đề cấp bách của ngành, đặc biệt đối với các ngân hàng thương mại cổ ph
Ngành ngân hàng 2017: Khởi sắc nhưng vẫn còn nỗi lo “vốn mỏng”

Tình hình kinh doanh khởi sắc

Ngành ngân hàng đã có một năm kinh doanh khởi sắc. Hiện chưa có báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD) cả năm nhưng báo cáo chín tháng đã cho thấy bức tranh rất khả quan và sẽ không quá khó khăn để các ngân hàng hoàn thành mục tiêu kinh doanh cho cả năm 2017.

Ở khối NHTMCP gốc quốc doanh, Vietcombank đang đầy triển vọng thiết lập mốc lợi nhuận trên 10.000 tỉ đồng lần đầu tiên. Báo cáo tài chính hợp nhất quí 3-2017 cho biết: Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế 7.687 tỉ đồng, tăng 24,4% so cùng kỳ năm trước (mục tiêu cả năm là 9.200 tỉ đồng), cao nhất trong các ngân hàng tại Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,13%, giảm 0,4% so với đầu năm.

Còn ở khối NHTMCP, VPBank vẫn vững vàng ở vị trí đầu với lợi nhuận hợp nhất trước thuế sau chín tháng đạt 5.635 tỉ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước và đạt 78% kế hoạch đề ra trong cả năm. LienVietPostBank lũy kế chín tháng đạt lợi nhuận trước thuế 1.433 tỉ đồng, gần bằng 100% kế hoạch năm. Năm 2017 dự kiến là năm lợi nhuận của ngân hàng này bứt phá mạnh sau chín năm có mặt trên thị trường, nhất là sau hai năm liên tục dồn lực đầu tư cho kế hoạch mở hàng loạt chi nhánh mới để phủ kín cả nước và đầu tư cho công nghệ. Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong chín tháng đầu năm đạt 1.025 tỉ đồng, tăng mạnh chủ yếu là do sự cải thiện rõ rệt về hiệu quả hoạt động của mảng kinh doanh cốt lõi tín dụng - đầu tư.

Đáng chú ý, một số ngân hàng “tầm trung” ghi nhận sự đột biến về lợi nhuận. Như HDBank, sau chín tháng, mức lợi nhuận tăng tới 279%, vượt kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất chín tháng đầu năm 2017 của HDBank đạt 1.912 tỉ đồng và khả năng cả năm sẽ đạt 2.400 tỉ đồng. Ngân hàng có quy mô vốn nhỏ nhất Việt Nam là SaigonBank cũng có mức lợi nhuận sau thuế đạt 184 tỉ đồng sau chín tháng, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn tổng quan, báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) cho thấy các ngân hàng đạt 47.000 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong ba quí đầu năm, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2016, chủ yếu nhờ đóng góp từ hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ.

Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống giảm

Việc tăng vốn được coi là nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng hiện nay vì nếu không tăng được vốn, các ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng trong các năm sắp tới khi hệ số CAR suy giảm

Về xử lý nợ xấu, trong bảy tháng đầu năm 2017, hệ thống ngân hàng xử lý khoảng 45.000 tỉ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ xấu thu hồi từ khách hàng chiếm khoảng 33,6%; sử dụng dự phòng rủi ro khoảng 26,3%; bán nợ cho VAMC khoảng 31,7%; bán tài sản bảo đảm khoảng 1,5%; còn lại là xử lý bằng các biện pháp khác. Song song với đó, các ngân hàng tiếp tục tăng trích lập dự phòng rủi ro, tạo nguồn xử lý nợ xấu. Ước tính đến cuối tháng 9-2017, số dư dự phòng rủi ro tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng, tăng khoảng 22% so với cuối năm 2016.Ngoài sự cải thiện về lợi nhuận thì một điểm tích cực khác của hệ thống ngân hàng trong năm 2017 chính là tỷ lệ nợ xấu giảm.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 9-2017, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống là 2,34%, giảm nhẹ so với tỷ lệ 2,46% vào thời điểm cuối năm 2016. Còn nếu đánh giá một cách thận trọng, tổng số nợ tiềm ẩn có thể thành nợ xấu, nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam (VAMC) chưa xử lý được là 566.000 tỉ đồng vào cuối tháng 9-2017, giảm so với mức 600.000 tỉ đồng tại thời điểm cuối năm 2016; tỷ lệ nợ xấu là 8,61% giảm so với mức 10,08% tại thời điểm cuối năm trước.

Về mặt pháp lý, việc ngày 21-6-2017 Quốc hội thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết 42) cùng với việc ngày 19-7- 2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (Đề án 1058) đã hỗ trợ rất tích cực cho tiến trình xử lý nợ xấu.

Ngay sau khi có những văn bản pháp lý này, công tác thu hồi, xử lý nợ xấu của VAMC đã thuận lợi hơn nhiều khi các rào cản trong xử lý nợ xấu được dỡ bỏ, đặc biệt là việc thu giữ tài sản bảo đảm. Trước đây, các TCTD cũng như VAMC thu giữ tài sản bảo đảm trên cơ sở Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, tuy nhiên tốc độ xử lý chưa được như mong muốn do quyền của chủ nợ vẫn yếu thế.

Nghị quyết 42 đã bảo vệ chủ nợ tốt hơn và một lần nữa khẳng định quyền thu giữ tài sản bảo đảm của chủ nợ. Sau khi triển khai việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, từ tháng 8-2017 đến nay, VAMC đã thu hồi được khoảng 5.000 tỉ đồng, đưa tổng số nợ thu hồi từ đầu năm khoảng 16.000 tỉ đồng. Còn nếu tính từ khi thành lập vào năm 2013 đến nay, tổng số nợ xấu mà VAMC đã xử lý đạt 66.000 tỉ đồng, tương đương 3 tỉ đô la Mỹ.

Chưa tăng được vốn, hệ số CAR giảm

Trong năm 2017, việc tín dụng tăng trưởng nhanh hơn nhiều so tốc độ tăng vốn chủ sở hữu khiến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các NHTMCP sụt giảm nhanh, dẫn đến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng cho vay. Số liệu thống kê của NHNN cho thấy CAR của hệ thống các TCTD giảm liên tục. Nếu như tại thời điểm cuối năm 2016, CAR của toàn hệ thống là 12,84%, thì đến cuối tháng 5-2017 đã giảm về còn 12,66% (đó là đã loại bỏ các TCTD có vốn tự có âm).

Theo UBGSTCQG, kết quả áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel 2 tại 10 TCTD thí điểm (gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, ACB, MBB, Sacombank, Techcombank, VPBank, VIB và Maritime Bank) cho thấy hệ số CAR giảm mạnh so với số báo cáo hiện tại, chủ yếu do tài sản có quy đổi rủi ro tăng. Đơn cử, đối với bốn NHTMCP gốc nhà nước lớn, CAR theo báo cáo hiện tại đã tiệm cận mức 9%, nếu áp dụng Basel 2 thì CAR sẽ giảm xuống dưới 8%.

Các NHTMCP gốc nhà nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn. Vietcombank, BIDV, VietinBank chưa thành công trong việc tìm đối tác chiến lược cũng như không được tạo nhiều điều kiện để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn.

Trong khi đó, ở nhóm NHTMCP, hoạt động tăng vốn diễn ra có phần thuận lợi hơn. Điển hình như HD Bank mới đây đã tăng vốn thành công lên mức hơn 9.800 tỉ đồng thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Trước đó, MB cũng tăng vốn thêm 1.000 tỉ đồng, lên mức 18.155 tỉ đồng; VPBank tăng vốn thêm 1.647 tỉ đồng, lên mức 15.706 tỉ đồng; ACB tăng vốn thêm 1.882 tỉ đồng, lên mức 11.259 tỉ đồng...

Trên thực tế, việc tăng vốn được coi là nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng hiện nay vì nếu không tăng được vốn, các ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng trong các năm sắp tới khi hệ số CAR suy giảm. Do vậy, đây sẽ là một trong những câu chuyện trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2018, đặc biệt là các NHTMCP gốc nhà nước như VCB, CTG, BIDV.

Theo Đăng Linh/Vnexpress

>> Cấm cửa vay ngân hàng để thâu tóm ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...