Ngành ngân hàng Đông Nam Á đứng trước mối đe dọa từ Alibaba

Alibaba sẽ tiếp cận 73% dân số Đông Nam Á chưa có tài khoản ngân hàng, và từ đó tạo nền tảng lấn sân các ngân hàng truyền thống.
Ngành ngân hàng Đông Nam Á đứng trước mối đe dọa từ Alibaba

Trong hai tháng vừa qua, khoảng 1.000 nhân viên làm việc bán thời gian của ngân hàng DBS (Singapore) đã xuất hiện khắp các trung tâm ăn uống nổi tiếng của đảo quốc sư tử, và cố gắng thuyết phục các chủ quầy sử dụng dịch vụ thanh toán số của DBS, có tên là PayLah!.

Cô Erica Chiang (19 tuổi) đã thuyết phục được 50 chủ quầy đăng ký sử dụng PayLah! trong 7 tuần làm việc cho DBS. Cô cho biết: "Những người bán hàng cần tốc độ, và họ sợ rằng việc sử dụng PayLah! có thể là hơi mất thời gian khi người mua đang xếp hàng rất dài. Một khi họ hiểu rõ sản phẩm, họ sẽ quan tâm".

Động thái của DBS là tiêu biểu cho các ngân hàng tại Đông Nam Á, vốn đang rơi vào một tình thế không mong muốn: buộc phải tìm cách phòng thủ trước dịch vụ thanh toán Ant Financial và tập đoàn anh em Alibaba Group Holding (đềucủa tỷ phú Jack Ma) đến từ Trung Quốc.

Các ngân hàng ở Đông Nam Á vẫn chưa gặp phải sự cạnh tranh gay gắt như những ngân hàng ở Trung Quốc. Những ngân hàng tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đã phải chấp nhận nhường thị trường thanh toán khổng lồ vào tay Alibaba và đối thủ Tencent Holdings. Viễn cảnh tương tự sẽ không còn xa tại Đông Nam Á, khi Jack Ma đang thiết lập các mối quan hệ đối tác nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho khoảng 73% dân số chưa có tài khoản ngân hàng tại khu vực này (theo số liệu của KPMG). Từ đó, Jack Ma sẽ tiếp tục lấn sân của các ngân hàng truyền thống.

Ông Sandeep Lal, người đứng đầu bộ phận ngân hàng số tại DBS, cho biết: "Chúng tôi xem các công ty công nghệ lớn với những nền tảng lớn là một mối quan ngại”.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Hôm thứ Ba tuần này, chính phủ Singapore đã đưa ra những điều luật mới nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng đầu tư vào các hoạt động phi tài chính, bao gồm thương mại điện tử và các nền tảng thanh toán số. Giải thích về động thái trên, Bộ trưởng Tài chính Heng Swee Keat cho rằng đang có "sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các doanh nghiệp trực tuyến và phi tài chính."

Theo công ty nghiên cứu Statista, thị trường thanh toán kỹ thuật số ở Đông Nam Á có thể đạt 62,3 tỷ USD trong năm nay. James Lloyd, một chuyên gia về công nghệ tài chính (fintech) của công ty tư vấn EY cho biết, việc chuyển đổi sang môi trường kỹ thuật số sẽ gây sức ép lên các mảng kinh doanh vốn xưa nay béo bở của các ngân hàng, như mảng giao dịch liên quốc gia.

"Các ngân hàng sẽ không có thể đạt được mức biên lợi nhuận như hiện tại trong 5 năm tới", Lloyd cho biết.

Giá trị giao dịch điện tử (đơn vị tỷ USD) tại các nước Thái Lan, Singapore, Indonesia. Màu cam là năm 2015, màu xanh là năm 2016, màu vàng là năm 2017. Ảnh: Bloomberg

Những gì xảy ra tại Trung Quốc là một bài học về những hậu quả khicác ngân hàng không ứng phó đủ nhanh. Các dịch vụ thanh toán Alipay của Alibabavà Tenpaycủa Tencent đã chiếm hơn 90% thị trường thanh toán di động trên toàn quốc chỉ trong vòng 4năm.

Hiện tại, Ant Financial đã thiết lập các quan hệ đối tác ở Thái Lan, Indonesia và Philippines để cung cấp các dịch vụ như cho vay và chuyển tiền. Alibaba và Ant Financial đang cùng nhau thiết lập một công ty thanh toán số ở Singapore, trung tâm tài chính của khu vực Đông Nam Á.

Việc Ant Financial đang hợp tác với Ascend Money, một đơn vị thuộc tập đoàn CP Group (Thái Lan) là một ví dụ cho chiến lược của Ant. CP hiện đang điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven tại Thái Lan, vốn có gần 10.000 cửa hàng trên toàn quốc.

Người dân Thái có thể đăng ký dịch vụ của Ascend Money - được biết đến với cái tên địa phương là TrueMoney - tại các cửa hàng 7-Eleven, và dùng nó để thanh toán cho việc mua sắm trực tuyến hoặc một loạt các cửa hàng khác, ngay cả khi họ không có tài khoản ngân hàng. Khách hàng có thể nạp tiền vào tài khoản TrueMoney của mình ngay tại các cửa hàng 7-Eleven bằng tiền mặt.

Mạng lưới cửa hàng của 7-Eleven còn phủ sóng rộng hơn cả ngân hàng lớn nhất Thái Lan là Bangkok Bank, vốn có khoảng 1.200 chi nhánh trên toàn quốc. Và Ascend cho biết công ty hiện có hơn 20 triệu người dùng trên khắp Đông Nam Á, chủ yếu ở Thái Lan.

Kế hoạch 2 bước

Ông Doug Feagin, vốn là một cựu nhân viên tại Goldman Sachs và hiện đang giám sát các hoạt động quốc tế của Ant Financial, cho biết: "Chúng tôi bắt đầu bằng cách tiếp cận những khách hàng mà ít có khả năng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng, tương tự như những gì đã làm ở Trung Quốc. Sau đó, chúng tôi sẽ tìm cách hướng tới những nhóm khách hàng rộng lớn hơn".

DBS đang đối phó với thách thức mới này bằng cách liên kết với các doanh nghiệp vốn chỉ quen thực hiện thanh toán bằng tiền mặt. DBS đang làm việc với tập đoàn taxi lớn nhất Singapore là ComfortDelGro, nhằm trang bị cho 16.300 xe taxi của công ty nàynhững thiết bị đầu cuối cho phép thanh toán bằng PayLah!.Thông qua Alibaba và Ant Financial, Jack Ma cũng đang tạo dựng một mạng lưới thương mại điện tử và thanh toán tại Singapore, thông qua việc mua lại trang TMĐT Lazada, cửa hàng tạp hóa trực tuyến Redmart và dịch vụ thanh toán HelloPay. Hôm thứ Tư vừa qua, Lazada đã cho biết Alibaba sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD vào công ty này để tăng cổ phần lên 83%

Các ngân hàng khác ở Đông Nam Á cũng đang tìm cách thúc đẩy những dịch vụ kỹ thuật số, thông qua việctung racác ví điện tử và dịch vụ thanh toán di động. Malayan Banking, ngân hàng lớn nhất của Malaysia, đã tung ra ví điện tử cho phép khách hàng gửi tặng tiền vào những dịp đặc biệt. Ở Thái Lan, ngân hàng Kasikornbank đã dành ra 5 tỷ baht (147 triệu USD) mỗi năm để đầu tư vào công nghệ ngân hàng kỹ thuật số.

Michael Foong, giám đốc chiến lược của Maybank, nói: "Nếu chúng tôi không ứng phó, chúng tôi tin rằng hoạt động kinh doanh và doanh thu của mình có thể sẽ bị ảnh hưởng.”

Theo Denis Bugrov, cố vấn cao cấp của McKinsey & Co, những ngân hàng nào không thích ứng nhanh sẽ phải đối mặt với nguy cơ kép: mất khách hàng và chịu chi phí cao hơn. Khi khách hàng dần dần chuyển sang thanh toán di động, các ngân hàng sẽ khó bù đắp được chi phí duy trì mạng lưới chi nhánh của họ.

Ông Bugrov cho biết: "Những ai không thích ứng được sẽ phải chịu gánh nặng duy trì hệ thống chi nhánh với chi phí cao, còn những công ty thông minh và tinh vi như Alibaba sẽ xuất hiện và giành lấy khách hàng”.

Theo Bá Ứơc/Nhịp cầu đầu tư

>> Bộ Tài chính muốn “quản” chia cổ tức tại các ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...