Nguyên chủ tịch VNCB Phạm Công Danh: "Tôi bị lừa"

Nghe lời khuyên của Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh đã đổ tiền vào cứu TrustBank và cuối cùng sa lầy ở ngân hàng này. Tại phiên toà, Phạm Công Danh còn khai rằng mình bị lừa khi mua lại cổ phần của nhóm b
Nguyên chủ tịch VNCB Phạm Công Danh: "Tôi bị lừa"
Nghe lời khuyên của Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh đã đổ tiền vào cứu TrustBank và cuối cùng sa lầy ở ngân hàng này. Tại phiên toà, Phạm Công Danh còn khai rằng mình bị lừa khi mua lại cổ phần của nhóm bà Hứa Thị Phấn, thanh toán  3.700 tỷ mới biết tài sản không bán được.
Trả lời thẩm vấn liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần gần 85% đối với nhóm cổ đông cũ của Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) với đại diện là bà Hứa Thị Phấn (nhóm Phú Mỹ), Phạm Công Danh nhớ có một thỏa thuận nhưng nội dung thỏa thuận, ông ta không còn nhớ rõ. Số tiền nhượng cổ phần, Danh cũng không nhớ chính xác.Tuy nhiên, Phạm Công Danh khai rằng, ban đầu không biết nhóm Phú Mỹ mà ông ta đến với TrustBank bắt đầu từ Hà Văn Thắm.Sau nhiều lần tiếp xúc với Hà Văn Thắm, đặt vấn đề về việc xây dựng ngân hàng trong lĩnh vực xây dựng, Thắm khuyên Phạm Công Danh: "Anh làm ngân hàng mới làm chi, để tôi giới thiệu cho anh một ngân hàng”.Do đầu tư quá nhiều tiền – đưa cho Hà Văn Thắm 500 tỷ, không thể thành lập ngân hàng mới và chỉ có thể tái cơ cấu ngân hàng nên bỏ tiền vào đây rất nhiều. “Đây là nguyên nhân lớn nhất mà tôi không thể rút chân ra khỏi ngân hàng Đại Tín".Khi mua TrustBank, Phạm Công Danh trả tiền không phải để mua ngân hàng này mà là để mua các bất động sản của nhóm khoảng 30 doanh nghiệp trong này (bà Phấn nói rằng bà đại diện cho nhóm 30 công ty). Danh định giá các bất động sản đó có giá trị và bất động sản tốt lên, sẽ bán được. Hai bất động sản ở quận 2 và Nhà Bè sẽ có tiền để tái cơ cấu ngân hàng.Theo lời khai tại tòa, Phạm Công Danh cho biết chưa trả hết tiền cho nhóm Phú Mỹ mà chỉ trả khoảng 3.700 tỷ."Đây là sai lầm của tôi. Tài sản kia tôi không bán được vì 30 doanh nghiệp kia không ủy quyền cho bà Phấn và cũng không chịu ủy quyền cho tôi, nên khi tôi trả nợ khoảng 3.700 tỷ rồi thì tôi không chuyển nữa."Khi tòa hỏi các khoản tiền từ việc trả nợ nhóm bà Phấn lấy từ đâu, Phạm Công Danh đã trả lời :"Tôi bị lừa. Vì tài sản tôi không bán được nên nguồn tiền này là tôi mượn từ ngân hàng lấy ra trong đó có tiền từ nhóm bà Bích, cụ thể là ông Thanh".Trước đó, Phạm Công Danh cho biết mấy năm trước không có ngân hàng nào dám nhảy vào TrustBank cũng không có ngân hàng nào dám công khai họ làm sai. Đại Tín cũng không công khai. Tình hình chung là một số ngân hàng khác xin cho phép không nêu tên cũng đều thực hiện như vậy, khoản chi ngoài chăm sóc khách hàng để tồn tại là điều phải làm."Có khách hàng ở Cần Thơ cần rút tiền và ngân hàng cần huy động để trả. Có khi tôi phải lấy tiền của tôi gửi vào cho khách hàng rút ra. Tôi cũng đã nghĩ tình trạng ngân hàng là xấu nhưng không ngờ xấu đến thế", Danh trả lời thẩm vấn.Chính vì khó khăn của ngân hàng cùng áp lực thanh khoản lúc đó chỉ cần 1, 2 tỷ thôi thì Đại Tín cũng phải căng ra để trả nợ và từ đây Phạm Công Danh đã làm ra hàng loạt hành vi đang bị truy tố.

Theo Mai Ngọc/Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...