Nhà đầu tư Hàn Quốc bạo chi rót hơn 1 tỉ USD vào Việt Nam

Hoạt động kinh doanh bất động sản xếp thứ ba về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với hơn 623 triệu USD.
Nhà đầu tư Hàn Quốc bạo chi rót hơn 1 tỉ USD vào Việt Nam

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm tháng đầu năm 2018 đạt gần 7,2 tỉ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2017.

Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với hơn 1 tỉ USD, chiếm 22% tổng vốn đăng ký cấp mới; xếp sau lần lượt là Nhật Bản Thái Lan, Singapore…

"Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất Việt Nam thời điểm hiện tại.

Cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 5 tháng đầu năm, trong đó TP.HCM có số vốn đăng ký lớn nhất với hơn 540 triệu USD, chiếm 12% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.

Trong năm tháng qua, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 2,3 tỉ USD, chiếm 49% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Đứng thứ hai là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 898 triệu USD, chiếm 19%. Hoạt động kinh doanh bất động sản xếp thứ ba về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với hơn 623 triệu USD, chiếm 13%.

Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, 5 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư gần 185 triệu USD ra nước ngoài chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Lào vẫn là nơi các nhà đầu tư Việt Nam rót vốn đầu tư chiếm 43% tổng vốn đầu tư; Campuchia chiếm 17,5%; Cuba chiếm 11%.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...