Nhân viên VPBank phủ nhận câu kết lừa 26 tỷ đồng

Vụ “26 tỉ đồng trong tài khoản biến mất”, nhân viên ngân hàng VPbank đã trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 26/8 đã phủ nhận chuyện câu kết lừa đảo như tố cáo của chủ công ty Quang Huân. Nhân viên VPBank
Nhân viên VPBank phủ nhận câu kết lừa 26 tỷ đồng

Vụ “26 tỉ đồng trong tài khoản biến mất”, nhân viên ngân hàng VPbank đã trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 26/8 đã phủ nhận chuyện câu kết lừa đảo như tố cáo của chủ công ty Quang Huân.

Bà Đoàn Thị Thúy Hằng - nhân viên VPBank là người bị bà Trần Thị Thanh Xuân (giám đốc Công ty Quang Huân) cáo buộc đã bắt tay với nhân viên Quang Huân để rút tiền trong tài khoản của công ty này - cũng lên tiếng phủ nhận cáo buộc.Bà Hằng phủ nhận thông tin cho rằng bà đã kết hôn với ông Nguyễn Huy Nhật, đồng thời cho biết vào làm tại VPBank chi nhánh Nguyễn Sơn từ tháng 12/2014 ở bộ phận tín dụng và chính thức nghỉ việc từ tháng 2/2016, sau khi vụ lùm xùm này xảy ra.4 người rút tiền, tố cáo 3 người?Bà Hằng cho biết có quen biết với ông Nguyễn Huy Nhật (người cũng bị bà Xuân tố cáo) trước khi ông này vào làm tại Công ty Quang Huân. Khi biết doanh nghiệp đang có khoản vay lớn ở một ngân hàng (NH) quốc doanh, ông Nhật đã giới thiệu bà Hằng sang gặp công ty.Lần đầu bà Hằng gặp kế toán là ông Phạm Văn Trinh, lần sau bà Hằng đi cùng đại diện khác của VPBank đến gặp bà Xuân, ông Trinh, ông Nhật và nhân viên khác của Quang Huân. Theo bà Hằng, tại buổi gặp này bà Xuân nói do không có thời gian nên giao cho ông Trinh giải quyết mọi vấn đề rồi báo cáo lại với bà Xuân. Sau đó, NH làm việc với ông Trinh.Ngày 28-3-2015 con gái bà Xuân đi cùng ông Trinh mang hồ sơ đến NH mở tài khoản. Sau đó mọi giao dịch diễn ra bình thường. Đến cuối tháng 7-2015 khách hàng bắt đầu khiếu nại lên chi nhánh và hội sở. “Tôi không biết số tiền 26 tỉ đồng từ đâu ra vì tổng dòng tiền về tài khoản chưa đến 24 tỉ đồng. Có bốn người rút tiền trong tài khoản nhưng khi tố cáo, bà Xuân chỉ tố cáo ba người là ông Nhật, ông Bảo và ông Trinh” - bà Hằng nói.Liên quan đến phản ảnh của bà Xuân về việc có khuất tất trong việc mở tài khoản và hồ sơ gốc bị tráo đổi, bà Hằng khẳng định không có chuyện này vì hồ sơ do doanh nghiệp mang đến NH, ngoài kế toán còn có con gái của bà Xuân.“Về việc bà Xuân nói tôi đứng ra mua séc cho doanh nghiệp là không đúng vì tôi không phải là người đứng ra mua séc, trên giấy đề nghị mua séc của NH còn lưu lại cho thấy người đứng tên mua séc là bà Xuân, có đầy đủ con dấu và chữ ký.Nhưng thời điểm đó ông Trinh có việc nên nhờ tôi nhận séc giùm. Thấy khách hàng quá VIP, tôi hỗ trợ nhưng tôi không ngờ rằng việc đó dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay. Nếu tôi có ý định gian dối hoặc câu kết lừa đảo, tôi đâu dại gì lấy tên mình ký vào khi nhận séc thay” - bà Hằng giải thích.Có “mâu thuẫn, bất thường”?Ngoài hai trường hợp bị tố cáo đã lên tiếng phủ nhận, xung quanh vụ “26 tỉ đồng trong tài khoản biến mất” còn xuất hiện nhiều tình tiết mới. Trong văn bản vừa được gửi đến NH Nhà nước, VPBank cũng nêu ra hàng loạt điểm mâu thuẫn.Chẳng hạn, ngày 30-7 bà Xuân có thực hiện thay đổi chữ ký chủ tài khoản Công ty Quang Huân tại VPBank và sau đó có thực hiện hàng loạt giao dịch trong tháng 8. Theo VPBank, như vậy bà Xuân đã biết chữ ký chủ tài khoản trước đó có sự khác biệt nhưng không khiếu nại đến NH mà mãi đến tháng 10-2015 mới có đơn tố cáo.Trước đó, tài khoản của công ty có rất nhiều giao dịch, trong đó có những giao dịch thanh toán tiền hàng từ Công ty TNHH MTV XNK Rice do con gái bà Xuân đứng tên người đại diện theo pháp luật, có cả giao dịch chuyển khoản của chính bà Xuân vào tài khoản.Theo NH này, với hàng loạt giao dịch như vậy mà bà Xuân cho rằng không nhận được thông báo số dư cũng như không biết tồn tại của tài khoản trên là không đúng với thực tế. NH cũng đề nghị kiểm tra xác minh với nhà mạng xem thực tế khách hàng có nhận được tin nhắn thông báo số dư từ NH hay không.Liên quan đến việc rút séc đề cập trong đơn tố cáo của bà Xuân, VPBank cho biết việc rút séc không thực hiện ở VPBank chi nhánh Tân Phú - nơi mở tài khoản, mà thực hiện ở các chi nhánh khác của NH, đồng thời khẳng định đã thực hiện thanh toán, chi trả séc đúng người thụ hưởng được ghi trên séc do Công ty Quang Huân phát hành. 

Bao nhiêu tiền bị mất?Trong đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an vào tháng 10-2015, bà Xuân nêu số tiền bị mất là 11,3 tỉ đồng, trong đó Nguyễn Huy Nhật rút 1,5 tỉ, Đỗ Đình Bảo rút 1,5 tỉ, Phạm Văn Trinh rút 8,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, khi thông tin trên báo chí mới đây bà Xuân lại nêu số tiền lên đến 26 tỉ đồng.

Về đường đi của số tiền được rút ra từ séc Công ty Quang Huân, theo biên bản làm việc giữa NH với ông Phạm Văn Trinh - kế toán của Công ty Quang Huân, ông Trinh khẳng định mỗi lần rút tiền đều có sự giám sát của con bà Xuân và đi cùng một số nhân viên công ty.Ngoài ra, dù ông Trinh ký trên séc rút tiền nhưng con dấu là do bà Xuân đóng. Cũng tại biên bản làm việc này, ông Trinh khai chi tiết về từng lần rút tiền, đi với ai, giao tiền ở đâu, ai là người chứng kiến, đồng thời khẳng định hoàn toàn không có việc ông thừa nhận bằng miệng hay bằng văn bản về việc giả mạo giấy tờ.

Theo Ánh Hồng/Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...