Nhiều ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên trên 8%/năm

Cuối năm là dịp mà các ngân hàng đẩy mạnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với thông thường, thậm chí lên tới hơn 8%/năm cho khách hàng gửi kỳ dài hạn nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi trong
Nhiều ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên trên 8%/năm

Theo biểu lãi suất mới nhất của VPBank, khách hàng đã được tăng 0,5% lãi suất cho các kỳ hạn 6-12 tháng, lên tới 7,7-7,8%/năm. Ở các kỳ hạn dài hơn, lãi suất được cộng thêm từ 0,6-0,7%/năm,  tùy vào mức tiền gửi, mức cao nhất hiện nay lên tới 8%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi trên 10 tỷ, kỳ hạn 36 tháng. 

Mặc dù là ngân hàng nhỏ nhưng OCB cũng không chịu kém cạnh khi cũng vừa điều chỉnh lãi suất huy động ở khá nhiều kỳ hạn. Hiện, mức lãi cai nhất được OCB áp dụng là 7,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng khi khách hàng gửi online; khách hàng vừa gửi tiết kiệm vừa mua bảo hiểm, lãi suất kỳ hạn 6 tháng sẽ là 8,2%/năm.

Tương tự, tại Tecombank, khách hàng gửi tiết kiệm cũng được nhận thêm 0,1-0,2% ở nhiều kỳ hạn; mức lãi suất cao nhất mà ngân hàng này áp dụng cho các kỳ hạn từ 18 tháng trở lên là 7%/năm.

Cũng trong tháng 11, TPBank đã tăng thêm lãi suất tại các kỳ hạn 1-3 tháng được tăng 0,2% so với tháng 10; lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 đến 24 tháng cũng tăng thêm 0,1%.

Tại ACB, từ ngày 19/11, khách hàng gửi kỳ hạn 6 tháng được hưởng lãi suất 6,1%/năm, tăng 0,2% so với trước. MB tăng lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng lên 4,7%/năm, 3 tháng lên 5,3%/năm, 6 và 9 tháng lên 6%/năm. Mức lãi suất này đã tăng 0,1-0,2% so với biểu lãi suất cũ.

Bên cạnh việc trực tiếp tăng lãi suất trên biểu lãi suất huy động, các ngân hàng còn thi nhau áp dụng các chương trình cộng lãi suất, tặng quà, khuyến mãi,…để hút thêm tiền gửi từ dân cư. 

Điển hình như SHB, ngân hàng sẽ tăng thêm 0,15%-0,2%/ năm lãi suất đối với kỳ hạn từ 6 đến 24 tháng từ nay cho đến hết tháng 1/2019 thì đối với khách hàng cá nhân mở tài khoản tiết kiệm theo gửi góp Tình yêu cho con tại quầy giao dịch.

Hay như nhiều ngân hàng áp dụng chương trình quay số trúng thưởng với những phần quà với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng.

Cũng trong thời gian này, hoạt động phát hành trái phiếu để bổ sung vốn cấp 2 cũng rất sôi động ở nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, HDBank, VIB, MB,... Vietcombank và BIDV, cũng điều chỉnh lãi suất huy động VND tăng từ 0,1% -0,3 điểm % ở nhiều kỳ hạn dưới 12 tháng. 

Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cuối năm tăng cao đã đẩy các ngân hàng vào tình trạng thanh khoản eo hẹp hơn và phải tìm cách huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay ra.

Trên thực tế, hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng bắt đầu chậm đi từ quý III, còn tín dụng tăng nhanh hơn. Theo Tổng cục thống kê, đến ngày 20/9/2018, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,52%, cao hơn tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán (8,74%) và tăng huy động vốn của các TCTD (9,15%). Để gia tăng nguồn vốn, bên cạnh cuộc đua tăng lãi suất, nhiều ngân hàng còn thi nhau phát hành trái phiếu kỳ hạn dài để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn.

Lý giải cho việc tăng lãi suất huy động vào cuối năm, giới chuyên gia cho rằng đây là hiện tượng bình thường, các ngân hàng tranh thủ hút mạnh tiền nhàn rỗi để chuẩn bị đợt vay vốn của doanh nghiệp cuối năm. Tuy nhiên, điều này cũng là một thách thức lớn đối với chi phí lãi vay của các doanh nghiệp trong thời gian tới.

>> Lo chống đỡ thanh khoản, ngân hàng “rủ nhau” tăng lãi suất cuối năm

Có thể bạn quan tâm

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...