Những điều gì đang chờ đợi BIDV?

Các chuyên gia dự đoán, tăng trưởng lợi nhuận ngắn hạn của BIDV sẽ hạn chế vì khó khăn trong việc huy động vốn.
Những điều gì đang chờ đợi BIDV?

Bộ phận Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân của Công ty chứng khoán SSI vừa có báo cáo nhận định về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – mã: BID).

Có lợi nhờ nghị quyết xử lý nợ xấu

Các chuyên gia của SSI Retail Research cho rằng, nghị quyết xử lý nợ xấu mà Quốc hội vừa thông qua đưa ra nhiều lựa chọn cho các ngân hàng đẩy nhanh xử lý nợ xấu. Mặc dù cần phải có thời gian để thực hiện, nhưng BID sẽ được hưởng lợi rõ rệt.

Cụ thể, theo nghị quyết xử lý nợ xấu, đối với việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ mang lại nhiều quyền hơn cho các ngân hàng thương mại, tức là kiểm soát toàn bộ tài sản liên quan, bán theo giá thị trường (có thể thấp hơn giá trị sổ sách) và được áp dụng thủ tục rút gọn tại tòa án. Nghị quyết cũng giúp đẩy nhanh việc chuyển giao các dự án bất động sản như là một phần của việc bán tài sản thế chấp trong quá trình giải quyết nợ xấu.

Nghị quyết mới này sẽ ảnh hưởng đến ngành ngân hàng nói chung nhưng mỗi ngân hàng khác nhau dựa trên sức mạnh của mình trong việc thu thập nợ xấu và chất lượng tài sản đảm bảo. Các chuyên gia đánh giá lượng rất lớn trái phiếu đặc biêt VAMC của BID có thể giảm đáng kể nhờ lợi thế của BID trong việc tận dụng nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm và giá trị các tài sản thế chấp so với các ngân hàng nhỏ khác. Mặc dù cần phải có thời gian để thực hiện, nhưng ý tưởng chính là BID sẽ có tác động tích cực trong dài hạn vì nghị quyết cho phép BID đẩy nhanh việc thu nợ xấu bằng cách bán tài sản thế chấp.

Tăng trưởng lợi nhuận ngắn hạn sẽ hạn chế vì khó khăn trong việc huy động vốn.

Nhưng các chuyên gia cũng dự đoán, tăng trưởng lợi nhuận ngắn hạn sẽ hạn chế vì khó khăn trong việc huy động vốn.

Cụ thể, để đáp ứng chuẩn Basel II, BID phải tăng vốn điều lệ, nhưng vẫn sẽ có những khó khăn nhất định về về giá và phương thức phát hành. Các nhà đầu tư tài chính muốn mua cổ phiếu giá thấp so với giá thị trường, trong khi các nhà đầu tư chiến lược có nhiều hơn một lý do để mua cổ phiếu vì (1) sẽ mua một lượng lớn cổ phần; (2) cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 đến 5 năm; Và (3) hỗ trợ về mặt kỹ thuận và điều hành. Tuy nhiên, BID chưa chắc sẽ nhận được sự đồng ý từ phía chính phủ để bán cổ phần thấp hơn giá thị trường. Trên thực tế, các đối tác chiến lược thường mua lại cổ phần với mức giá cao hơn thị trường vì có thể tham gia tích cực vào Hội đồng quản trị, quá trình ra quyết định và hoạt động của công ty.

BID dự kiến huy động vốn thêm 4.445 tỷ đồng, chiếm khoảng 13% vốn điều lệ hiện tại. Tuy nhiên, tại đại hội cổ đông hồi cuối tháng 4, đại diện của Bộ Tài chính đã yêu cầu BID phải trả 7% trên cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2016 trong quý 2/2017. Cho đến nay BID vẫn chưa công bố kế hoạch trả cổ tức nào cho năm 2017, nhưng các chuyên gia cho rằng giữ lại vốn (không trả cổ tức tiền mặt) sẽ giúp BID tăng CAR và hỗ trợ tăng trưởng.

Trong trường hợp BID không thể huy động đủ vốn, ngân hàng sẽ phải cơ cấu lại loại tài sản để giảm tài sản có rủi ro để tăng CAR vì BID đã đạt đến giới hạn trong việc huy động vốn cấp 2. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng có thể không thể đạt 16% trong năm nay.

Lợi nhuận năm nay và năm sau chỉ quanh mức 8.000 tỷ

Về các chỉ tiêu tài chính, báo cáo cho rằng lợi nhuận trước thuế của BID sẽ đạt 7.913 tỷ đồng (+ 2,7% so với năm trước) trong năm 2017 và đạt 8.253 tỷ đồng (+4,3% so với năm trước) trong năm 2018.

Cho vay khách hàng ước đạt 832.781 tỷ đồng (tăng trưởng 15,1%) trong năm 2017 và 937.618 tỷ đồng (tăng 12,6 theo năm) trong năm 2018, do nguồn vốn cấp 1 của BID còn hạn chế trong khi BID không thể tăng vốn cấp 2 khi đã đạt đến giới hạn. Do đó, BID sẽ tập trung tái cơ cấu khoản vay theo hướng tăng các khoản vay có rủi ro thấp để hỗ trợ hệ số CAR, đồng thời kiểm soát chất lượng tài sản.

Hệ số NIM của BID được dự báo giảm nhẹ xuống 2,61% trong năm 2017 và tăng lên 2,66% vào năm 2018. Vì ngân hàng phân bổ nhiều tài sản hơn cho các khoản vay có rủi ro thấp, nên các chuyên gia cho rằng hệ số NIM của năm 2017 sẽ không cao như mức 2,66% của năm 2016.

Các chuyên gia giả định rằng BID sẽ tăng chi phí dự phòng cho trái phiếu đặc biệt của VAMC. Cụ thể, BID dự kiến sẽ tăng thêm 40% số lượng mà ngân hàng cần phải trích lập vào năm 2017, và tăng 25% hơn dự phòng đối với trái phiếu đặc biệt VAMC trong năm 2017 vào năm 2018. BID sẽ hoàn tất trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC vào năm 2019 trừ phi ngân hàng có thể đẩy nhanh thu hồi nợ xấu. Dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ ở mức 1,9% vào năm 2017 và 1,95% vào năm 2018.

Các chuyên gia của SSI cho biết thêm họ không lạc quan về triển vọng của BIDV do (1) số lượng trái phiếu đặc biệt VAMC rất lớn, cần phải trích lập dự phòng và (2) khó khăn trong việc huy động vốn để tăng cường CAR, buộc BID phải cơ cấu lại tài sản và do đó ảnh hưởng đến hệ số NIM.

Năm 2016, BIDV đạt 7.709 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 3,16% so với năm trước) và sát với dự báo của các chuyên gia SSI là 7.727 tỷ đồng. Mặc dù BID đã đạt được tăng trưởng hai con số về tài sản và lợi nhuận hoạt động trước trích lập dự phòng, nhưng ngân hàng phải chịu gánh nặng về chi phí hoạt động và chi phí dự phòng trong kỳ.

Theo Tùng Lâm/ Trí thức trẻ

>> BIDV chưa thể có Chủ tịch HĐQT, cổ đông chê hiệu quả làm việc kém hơn Vietcombank và VietinBank

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng TPBank giữ nguyên biểu lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng TPBank giữ nguyên biểu lãi suất huy động trong tháng 11/2024

So với tháng trước, khung lãi suất huy động tại ngân hàng TPBank giữ nguyên không đổi tại tất cả các kỳ hạn. Theo đó, khách hàng khi tham gia gửi tiết kiệm sẽ nhận được mức lãi suất trong khoảng 3,5 - 5,7%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 364 ngày, lĩnh lãi cuối kỳ...

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...