Oceanbank đấu giá khối nợ nghìn tỷ liên quan đến đại gia Cao Minh Sơn

Chiều ngày 22/6 tới, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (Ocean Bank) sẽ tổ chức bán đấu giá khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo của CTCP Dệt may Đông Á với giá khởi điểm là 998,8 tỷ đồng. Hợp đồng tín dụng được các bên ký kết từ năm 2012.
Oceanbank đấu giá khối nợ nghìn tỷ liên quan đến đại gia Cao Minh Sơn

Tài sản đảm bảo cho các khoản nợ gồm: 3,6 triệu cổ phần CTCP Đầu tư Phúc Thịnh do Dệt may Đông Á (Dagatex) nắm giữ; Quyền đầu tư toàn bộ dự án Đầu tư xây dựng khu thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở cao tầng và tài sản hình thành trên đất tại địa điểm số 185 -189 Âu Cơ, phường 14, quận 11, TP.HCM; Quyền sử dụng đất thuê 50.000m2 và tài sản gắn liền trên đất tại Khu công nghiệp Dệt may Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với thời hạn thuê đến 12/9/2053, mục đích thuê là xây dựng nhà máy sản suất theo giấy phép (dệt may); và Quyền sử dụng đất nông nghiệp (tổng diện tích 78.430m2) tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi bao gồm 7 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đứng tên 7 hộ nông dân và các biên bản giao nhận tiền, biên bản kiểm kê thiệt hại, biên bản hiệp thương đền bù.

Được biết, cả Phúc Thịnh và Dagatex đều là những thành viên trong “hệ sinh thái” Sông Châu Corp của vị đại gia kín tiếng Cao Minh Sơn.

Cập nhật đến ngày 22/4/2016, ông Cao Minh Sơn sở hữu 415.000 cổ phần của Dagatex. Trong khi đó, một thành viên khác cùng nhóm là Công ty TNHH Phát triển Việt Hiền (Việt Hiền) sở hữu hơn hơn 4,5 triệu cổ phần. Còn 217.700 cổ phần Dagatex do ông Trần Văn Vinh sở hữu.

Khối nợ xấu của các thành viên liên quan đến “hệ sinh thái” của ông Cao Minh Sơn phát sinh tại OceanBank chưa dừng lại ở đó. Hầu hết các khoản vay phát sinh từ những hợp đồng tín dụng được ký kết từ thời đại gia Hà Văn Thắm, góp phần thúc đẩy quá trình thâu tóm quỹ đất công sản đáng nể của nhóm doanh nghiệp liên quan đến ông Cao Minh Sơn.

Trước đó, Oceanbank cũng vừa thông báo sẽ tổ chức cuộc đấu giá khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Phát triển Việt Hiền (Việt Hiền) vào ngày 12/6/2020. Giá khởi điểm được đưa ra là 191,1 tỷ đồng.

Cụ thể, Oceanbank rao bán toàn bộ hơn 4,5 triệu cổ phần Dệt may Đông Á thuộc sở hữu của Việt Hiền; 415.000 cổ phần của Dagatex thuộc sở hữu của ông Cao Minh Sơn; và cuối cùng là toàn bộ 217.700 cổ phần Dagatex của ông Trần Văn Vinh.

Đáng chú ý, đây là lần thứ 4 Oceanbank đấu giá khoản nợ xấu của Việt Hiền. Kết quả lần đấu giá vừa qua chưa được công bố. Được biết, ngày 7/5/2019, Oceanbank cũng từng đấu giá khoản nợ trên với mức khởi điểm cao hơn khá nhiều: 239 tỷ đồng; tài sản đảm bảo khi đó là hơn 5,1 triệu cổ phần của Dagatex.

Ocean Bank cho biết nguyên nhân xử lý bán đấu giá khoản nợ này là do: "Công ty Việt Hiền đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng và Oceanbank đã nhiều lần gửi thông báo nợ, đôn đốc trả nợ, làm việc và tạo điều kiện cho khách hàng thu xếp nguồn để trả nợ, tuy nhiên Việt Hiền vẫn không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ".

Một dữ liệu khác cho thấy, Oceanbank vào ngày 5/6/2020 đã thông báo đấu giá khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo của Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Tùng Lâm (Tùng Lâm).

Theo đó, tài sản đảm bảo cho khoản nợ này bao gồm: Quyền phát triển, khai thác dự án và Tài sản hình thành tương lai tại dự án 160 Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội; 48.000 cổ phần CTCP Đầu tư Xây dựng và Du lịch Lạc Hồng thuộc sở hữu CTCP Sản xuất Nhật Minh và ông Cao Minh Sơn, chiếm 80% cổ phần doanh nghiệp; Quyền sử dụng đất thửa đất số 552, tờ bản đồ số 5, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và Quyền tài sản phát sinh từ việc góp vốn đầu tư dự án Khu đô thị Sông Châu tại thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam được cấp cho CTCP Sông Châu; Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Việt Hiền Và CTCP Sông Châu trong việc thực hiện Dự án khu đô thị Sông Châu.

Như vậy, chỉ riêng 3 cái tên Dagatex, Việt Hiền và Tùng Lâm đã phát sinh tới 1.542,89 tỷ đồng nợ xấu tại OceanBank, mà đó mới chỉ là giá khởi điểm và chưa tính đến các doanh nghiệp khác cùng nhóm chưa lộ diện.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...