Ông Đỗ Quang Hiển tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB

Ngày 26/4, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (mã: SHB) đã thống nhất, quyết nghị bầu ông Đỗ Quang Hiển tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027.
Ông Đỗ Quang Hiển tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB

Sau thành công của Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 30, HĐQT và Ban kiểm soát Ngân hàng SHB đã họp phiên đầu tiên, bầu chức danh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Đồng thời, quyết tâm thực hiện các mục tiêu chiến lược mới của nhiệm kỳ mới với tinh thần đổi mới sâu sắc, đổi mới toàn diện trong mọi hoạt động quản trị, điều hành nhằm tạo ra sinh khí mới, động lực mới trên toàn hệ thống SHB.

Cụ thể, HĐQT đã thống nhất chức danh đối với các thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới như sau: ông Võ Đức Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Thái Quốc Minh - thành viên Hội đồng Quản trị, ông Nguyễn Văn Lê - thành viên Hội đồng Quản trị, ông Đỗ Quang Vinh - thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc; ông Đỗ Văn Sinh - thành viên Hội đồng Quản trị độc lập.

Bên cạnh đó, Ban Kiểm soát SHB đã thống nhất cơ cấu, chức danh Ban Kiểm soát chuyên trách SHB nhiệm kỳ 2022 – 2027. Ông Phạm Hòa Bình, Trưởng Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 – 2022 tiếp tục được Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới bầu giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát. Bà Lê Thanh Cẩm và ông Vũ Xuân Thủy Sơn là thành viên chuyên trách Ban Kiểm soát.

Cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên, bầu Chủ tịch HĐQT, bầu và phân công chức danh các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, HĐQT SHB tại phiên họp đầu tiên đã thống nhất và quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh năm 2022 đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 30 thông qua.

Kế thừa thành quả quản trị, điều hành của HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2017-2022 và tiếp nối thành công ấn tượng trong hoạt động kinh doanh năm 2021, SHB quyết tâm thực hiện các mục tiêu chiến lược mới của nhiệm kỳ mới với tinh thần đổi mới sâu sắc, đổi mới toàn diện trong mọi hoạt động quản trị, điều hành nhằm tạo ra sinh khí mới, động lực mới trên toàn hệ thống SHB, phát huy cao độ tinh thần SHB, con người SHB.

Năm 2022, SHB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng trên 12%, vốn điều lệ tăng trưởng 37% so với năm 2021, lợi nhuận trước thuế dự kiến tối thiểu 11.686 tỷ đồng, tăng 87%; dự kiến chia cổ tức năm 2022 từ 18%.

Đối với các kế hoạch tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư chiến lược nước ngoài, SHB sẽ nỗ lực thực hiện đúng lộ trình trên cơ sở đảm bảo lợi ích của cổ đông, khách hàng, nhà đầu tư và lợi ích của SHB.

SHB tiếp tục hợp tác với các tập đoàn tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới BCG, IFC, IBM… nhằm cung cấp các giải pháp toàn diện nâng cao hiệu quả kinh doanh, thông qua việc đổi mới mô hình kinh doanh có sự kết nối trong hoạt động của SHB với các sáng kiến chiến lược then chốt.

SHB cũng đồng thời thực hiện 4 trụ cột chiến lược của Ngân hàng, bao gồm: Cải cách thể chế, cơ chế; Kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự; Lấy khách hàng làm trọng tâm; Nền tảng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số.

Mọi hành động và quyết định của SHB đều được tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tối ưu hóa lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư và khách hàng.

Xem thêm

SHB đưa Robot thông minh vào phục vụ giao dịch ngân hàng

SHB đưa Robot thông minh vào phục vụ giao dịch ngân hàng

Ngày 22/3, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt Robot – Trợ lý SAHA trực tiếp phục vụ khách hàng tại trụ sở SHB, số 77 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội và sẽ triển khai trên toàn hệ thống trong thời gian tới.
SHB muốn tăng vốn điều lệ lên hơn 36.000 tỷ đồng

SHB muốn tăng vốn điều lệ lên hơn 36.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) muốn tăng vốn điều lệ từ 26.673 tỷ đồng lên 36.007 tỷ đồng. Với mức vốn điều lệ mới này cũng sẽ giúp SHB vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng vốn điều lệ hệ thống ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...