PGBank và VietinBank vẫn chưa thể sáp nhập

Theo ông Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), thương vụ sáp nhập PGBank vào VietinBank vẫn chưa thể hoàn thành do vướng thủ tục và chưa nhận được sự chấp thuận
PGBank và VietinBank vẫn chưa thể sáp nhập

Theo báo cáo của Hội đồng quản trị, đến 31/12/2016, vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt gần 60.400 tỷ, vốn điều lệ hơn 37.230 tỷ đồng, tương ứng đạt 94% và 76% kế hoạch.

Lý giải việc tăng vốn chưa được hoàn thành như kế hoạch, Chủ tịch VietinBank cho hay một phần nguyên n hân đến từ việc ngân hàng dùng lợi nhuận để chia cổ tức theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, thay vì dự định sử dụng để tăng vốn trước đó.

Ngoài ra, việc sáp nhập PGBank vào ngân hàng này chưa hoàn thành, dù hồ sơ, tài liệu liên quan thương vụ này đã được VietinBank trình Ngân hàng Nhà nước. Sau khi xem xét, nhà chức trách yêu cầu VietinBank rà soát, cập nhật lại kết quả đánh giá cổ phiếu PGBank; đồng thời tính toán và đàm phán lại tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu giữa 2 nhà băng này.

Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu giữa 2 ngân hàng được lãnh đạo VietinBank công bố cách đây 2 năm là 1: 0,9, tương đương một cổ phiếu PGBank đổi lấy 0,9 cổ phiếu VietinBank. Tuy nhiên, phương án này sau đó được đánh giá là có lợi hơn cho cổ đông PGBank.

Cũng theo phương án được VietinBank xây dựng trước đây, nhà băng này sẽ phát hành thêm 300 triệu cổ phiếu, trong đó 270 triệu cổ phiếu dùng để hoán đổi lấy 300 triệu cổ phiếu của cổ đông PGBank. 30 triệu cổ phiếu còn lại dành cho cổ đông hiện hữu.

Theo kết quả kinh doanh năm 2016, tổng tài sản Vietinbank đạt 949.000 tỷ đồng, tăng 22% so với 2015; lợi nhuận trước thuế 8.569 tỷ đồng. Tín dụng tăng 18% với dư nợ cuối năm đạt 722.000 tỷ đồng. Nợ xấu 0,9%; các chỉ số ROA, ROE tương ứng 1% và 11,8%. 

Sau khi chia cổ tức và trích lập các quỹ, lợi nhuận năm 2016 còn lại hơn 1.667 tỷ đồng. Năm 2016, ngoài trừ mục tiêu tăng vốn không đạt được, hầu hết các chỉ tiêu của ngân hàng này đều tăng trưởng tốt./.

>> Vietinbank nâng cấp hệ thống, khách hàng "méo mặt" vì chậm lương

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...