Phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%

Trong 6 tháng cuối năm, NHNN cho biết sẽ đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%.
Phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%

Tại hội nghị thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 và định hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, tính đến đầu tháng 6/2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,75% so với cuối năm 2018.

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay cơ bản tiếp tục ổn định, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6 - 9%/năm và 9 - 11%/năm đối với trung và dài hạn.

Đến thời điểm ngày 10/6/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,17% so với cuối năm 2018.  Trong năm nay, NHNN định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%; tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Về kết quả xử lý nợ xấu, NHNN cho biết, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 907.330 tỷ đồng nợ xấu, trong đó riêng trong năm 2018 xử lý được 163.140 tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 03/2019 là 2,02%. 

Về xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống đã xử lý được 227,86 nghìn tỷ đồng, bao gồm xử lý nợ xấu nội bảng là 117,8 nghìn tỷ đồng.

Tính trung bình, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 5.800 tỷ đồng, cao hơn 4.000 tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ năm 2012 đến năm 2017, thời gian trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Trong 6 tháng cuối năm 2019, NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Trong đó, tín dụng được điều hành phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Chỉ đạo các ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020, trong đó, tập trung xử lý hiệu quả các TCTD yếu kém. Đồng thời đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu; phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%.

Cơ quan này cũng cho biết, sẽ xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các công ty công nghệ tài chính (fintech) trong thời gian tới.

 >> Năm 2019, NHNN muốn giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tiềm ẩn xuống dưới 5%

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...