Phát triển đô thị thông minh: Cuộc chơi lớn của những “người chơi” có tầm nhìn và tiềm lực

Đây là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN năm 2020 vừa diễn ra ngày hôm nay.
Phát triển đô thị thông minh: Cuộc chơi lớn của những “người chơi” có tầm nhìn và tiềm lực

Thủ tướng cho biết, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm sáng tỏ nhiều chân trời tri thức mới, trong đó mở rộng thêm không gian mới cho phát triển đô thị thông minh, không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên hiệu quả, mà còn có thể định hướng, dự báo được các vấn đề rủi ro, nguy cơ một cách chính xác hơn, nhanh chóng hơn, từ đó tăng khả năng thích ứng, tự phục hồi của xã hội và đô thị.

Năm 2018, Mạng lưới Đô thị Thông minh ASEAN đã được thành lập tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 32 ở Singapore, xác định các mục tiêu, bao gồm: một là nền kinh tế cạnh tranh; hai là môi trường bền vững; và ba là chất lượng cuộc sống cao hơn. Trong đó, Việt Nam có 3 thành phố tham gia là Hà Nội, Tp.HCM và Đà Nẵng.

“Mạng lưới Đô thị Thông minh ASEAN thực sự là không gian thuận lợi để các quốc gia ASEAN phát huy nội lực, mở rộng hợp tác với các đối tác ngoài khối để thúc đẩy quá trình đô thị hóa thông minh hiệu quả”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách và nỗ lực phát triển đô thị thông minh, coi xây dựng đô thị thông minh là 1 trong 3 nhiệm vụ cốt lõi trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia CMCN 4.0. Phát triển Đô thị thông minh bền vững đến 2025 và tầm nhìn 2030, trên cơ sở Quy hoạch thông minh gắn với quản lý hiệu quả, cung cấp các tiện ích thông minh, giao dịch thân thiện giữa chính quyền,nhà quản lý, người dân và nhà đầu tư.

Xác định phát triển đô thị thông minh, bền vững là một hướng đi có tính đột phá để góp phần nâng cao tính cạnh tranh quốc gia Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong thời gian tới Việt Nam cần phải thực hiện 6 nội dung sau:

Thứ nhất, phát triển đô thị thông minh phải gắn kết chặt chẽ với hạ tầng thông tin mạnh, xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số trong CMCN 4.0 và quá trình phát triển đô thị Việt Nam.

Thứ hai, phát triển thông minh phải trên cơ sở cân nhắc cơ hội và rủi ro, thách thức gắn với nhu cầu và năng lực của địa phương, không thực hiện theo phong trào, đồng thời cần làm từng bước, có chọn lọc, theo lộ trình.

Thứ ba, tiếp cận đô thị thông minh theo hướng hiệu quả, kế thừa, phát huy kinh nghiệm của 35 năm đổi mới, đồng thời phát triển những giá trị gia tăng do công nghệ, kỹ thuật mới đem lại, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của khối ASEAN và đặc thù của các quốc gia thành viên.

Thứ tư, các địa phương, cùng với phát triển các tiện ích thông minh, cần chú trọng xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu thông minh phục vụ đưa ra các quyết định thông minh; thúc đẩy quy hoạch cùng các giải pháp quản lý đô thị thông minh.

Thứ năm, thu hút sự tham gia mạnh mẽ của khối tư nhân, phát huy năng lực đổi mới, sáng tạo; tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.Đô thị thông minh phải là đô thị của chính người dân, đó là đô thị có quy hoạch xã hội tốt nhất, giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người nhân văn.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình chiến lược khoa học, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết hài hòa các chương trình đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, định hướng phát triển đô thị thông minh bền vững.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...