Phó Thủ tướng: TP.HCM chịu trách nhiệm toàn diện về dự án chống ngập 10.000 tỷ

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, UBND TPHCM chịu trách nhiệm toàn diện về việc đầu tư và hiệu quả của dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng. Do đó, việc giải quyết các vướng mắc trong quá trì
Phó Thủ tướng: TP.HCM chịu trách nhiệm toàn diện về dự án chống ngập 10.000 tỷ

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vừa ký công văn hỏa tốc phát đi chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về dự án chống ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trị giá gần 10.000 tỷ đồng.

Theo Phó Thủ tướng, dự án do UBND TPHCM là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư, chịu trách nhiệm toàn diện về việc đầu tư và hiệu quả của dự án. Việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền thành phố.

“Đề nghị Chủ tịch UBND TPHCM tập trung chỉ đạo, kịp thời giải quyết các vướng mắc để triển khai dự án theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện dự án”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TPHCM là dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết ngập cho thành phố.

Dự án nằm trong 7 Chương trình đột phá được Đại hội Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020 thông qua, với tiến độ thực hiện theo hợp đồng BT giữa UBND TPHCM và nhà đầu tư là 36 tháng (từ năm 2016 - 2019).

Dự án tạm ngưng thi công từ tháng 4/2018 vì gặp vướng mắc trong thủ tục tái cấp vốn.

UBND TP đã kiến nghị và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trì cuộc họp trong thời gian sớm nhất với các bộ ngành liên quan, TPHCM và Ngân hàng BIDV để giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan cho UBND TP và chủ đầu tư để đảm bảo dự án triển khai đúng quy định, đáp ứng tiến độ, đạt chất lượng.

TPHCM đề xuất các bộ, ngành tham gia họp gồm: Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng Kiểm tra công tác nghiệm thu Công trình xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

>> TPHCM lập đoàn kiểm tra, kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.