PVcomBank đã tái cơ cấu đến đâu?

Năm 2016, PVcomBank phải tập trung triển khai các mục tiêu tại Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, quá trình tái cơ cấu đòi hỏi nhiều nguồn lực cần được bổ sung nên chưa thể tập trung toàn lực vào v
PVcomBank đã tái cơ cấu đến đâu?

Năm 2016 đánh dấu bước chuyển mới của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) khi Đề án Tái cơ cấu PVcomBank giai đoạn 2016-2020 chính thức được Chính phủ và NHNN phê duyệt.

Theo báo cáo của lãnh đạo ngân hàng này trước thềm ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào cuối tuần (30/6) , PVcomBank đã chủ động xử lý, thu hồi 915,7 tỷ đồng từ các khoản vay thuộc Đề án.

Trong hiện tại và tương lai, PVcomBank triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xử lý nợ như: Phân loại chính xác, phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng thu giữ, phát mại tài sản bảo; Tích cực tham gia tái cơ cấu hoạt động của khách hàng, cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, tạo nguồn trả nợ; Bổ sung nhân sự chất lượng cao, duy trì số lượng, kỹ năng chuyên môn đối với từng mảng nghiệp vụ; Cập nhật thường xuyên, nghiên cứu sâu cơ chế chính sách về hoạt dộng xử lý nợ.

Dự kiến, năm 2017, PVcomBank sẽ hoàn tất chuẩn bị các nội dung cơ bản để đạt được các mục tiêu của Đề án tái cơ cấu.

Mặc dù, đến thời điểm này, PVcomBank chưa công bố tình hình kinh doanh năm 2016, song trong báo cáo của HĐQT ngân hàng lý giải trong năm qua, ngân hàng phải tập trung triển khai các mục tiêu tại Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, quá trình tái cơ cấu đòi hỏi nhiều nguồn lực cần được bổ sung và các nỗ lực phải được triển khai đồng bộ, do vậy PVcomBank chưa thể tập trung toàn lực vào việc tăng trưởng nhanh các chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2017, PVcomBank đặt mục tiêu vốn điều lệ đạt 9.000 tỷ đồng; Doanh thu đạt 6.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 87 tỷ đồng. 

Phía ngân hàng cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để PSI, PVFC Capital trở thành công ty con của ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Làm việc với NHNN và các cơ quan quản lý có liên quan để thực hiện sáp nhập CTCP Mỹ Khê Việt Nam vào Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PAMC).

Cụ thể, ngày 04/8/2014, NHNN đã có Công văn số 5571/NHNN-TTGSNH theo đó NHNN chấp thuận việc PVcomBank mua cổ phần của PVFC Capital để PVFC Capital trở thành công ty con của Ngân hàng.

Trong năm 2016, PVcomBank đã thực hiện nhận chuyển nhượng để tăng tỷ lệ nắm giữ lên 99,97% vốn điều lệ PVFC Capital.

Đối với việc tiếp nhận PSI trở thành công ty con của PVcomBank. Trên cơ sở kế hoạch và lộ trình tiếp nhận đã được phê duyệt tại Đề án hợp nhất và các văn bản hướng dẫn của NHNN, PVcomBank đã hoàn thiện Đề án tiếp nhận PSI làm công ty con và trình NHNN phê duyệt. Song song với quá trình đó, PVcomBank đã nhận chuyển nhượng cổ phiếu của PSI với tỷ lệ nắm giữ hiện nay là 52,17% vốn điều lệ PSI.

Về việc sáp nhập Mỹ Khê vào PAMC, hiện PVcomBank đã hoàn thiện Đề án sáp nhập hai công ty và đã trình NHNN phê duyệt.

Theo Kim Tiền/ Trí thức trẻ

>> PVcomBank sẽ tổ chức đại hội cổ đông vào 30/6

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...