SHB chính thức bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc phụ trách CNTT

Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa ký quyết định bổ nhiệm Bà Ngô Thu Hà giữ chức vụ Tổng Giám đốc và ông Lưu Danh Đức giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Công nghệ thông tin.

Tại Quyết định số 216/QĐ/HĐQT của HĐQT SHB, HĐQT đã chính thức bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc SHB từ ngày 01/09/2022. Bà Ngô Thu Hà, Tiến sĩ Kinh tế đã có 28 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, ngân hàng và hơn 11 năm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc SHB.

HĐQT Ngân hàng SHB đã chính thức bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc SHB từ ngày 01/09/2022
HĐQT Ngân hàng SHB đã chính thức bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc SHB từ ngày 01/09/2022

Trong suốt thời gian công tác tại SHB, TS. Ngô Thu Hà đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bà là nhân tố quan trọng, bằng kinh nghiệm và sự nỗ lực của mình đã có đóng góp lớn đối với những thành công trong chặng đường gần 30 năm phát triển của SHB.

Cùng ngày, SHB đã có Quyết định số 217/QĐ_HĐQT bổ nhiệm ông Lưu Danh Đức giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Công nghệ thông tin. Ông Lưu Danh Đức sinh năm 1973, là chuyên gia cao cấp với nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực công nghệ ngân hàng trong và ngoài nước.

SHB bổ nhiệm ông Lưu Danh Đức giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Công nghệ thông tin.
SHB bổ nhiệm ông Lưu Danh Đức giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Công nghệ thông tin.

Ông Đức tham gia sáng lập, điều hành và chỉ đạo triển khai nhiều dự án và công trình Công nghệ thông tin lớn, trong đó có các dự án quan trọng liên quan đến hệ thống ngân hàng. Đồng thời, ông Đức đã từng đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Công nghệ… tại nhiều tập đoàn hàng đầu Việt Nam.

Việc bổ nhiệm các Lãnh đạo cấp cao có ý nghĩa đặc biệt với SHB trong việc kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực quản trị, điều hành, góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ theo định hướng chiến lược, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng số 1 về hiệu quả, áp dụng công nghệ hiện đại hàng đầu và là ngân hàng số được yêu thích.

6 tháng đầu năm 2022, SHB đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng: Lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán đạt gần 5,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gần 84% so với cùng kỳ năm 2021, hoàn thành trên 50% kế hoạch Đại hội cổ đông đã đề ra, đứng trong Top 5 các Ngân hàng TMCP tư nhân có lợi nhuận cao nhất.

Khẳng định vị thế vững mạnh, năm 2022, SHB liên tiếp được vinh danh các giải thưởng uy tín quốc tế và trong nước như: “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí Global Finance trao tặng; “Ngân hàng Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí Alpha Southeast Asia bình chọn; Tạp chí HR Asia vinh danh SHB là “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á”; SHB xuất sắc đứng trong Top 10 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu năm 2022, Top 10 sản phẩm chất lượng tốt vì quyền lợi người tiêu dùng…

SHB đã và đang quyết liệt thực hiện 4 trụ cột chiến lược phát triển, bao gồm: Cải cách thể chế, cơ chế; Kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự; Lấy khách hàng làm trọng tâm; Nền tảng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược đã đề ra, nỗ lực vượt trội trong mọi hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành, hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...