Soi "sức khoẻ" của hệ thống ngân hàng nửa đầu năm

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tăng 7,5%, vốn tự có tăng 4,81%, các chỉ số ROA, ROE cải thiện tích cực… trong nửa đầu năm 2016. Những số l
Soi "sức khoẻ" của hệ thống ngân hàng nửa đầu năm

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tăng 7,5%, vốn tự có tăng 4,81%, các chỉ số ROA, ROE cải thiện tích cực… trong nửa đầu năm 2016. Những số liệu “đẹp” hơn là tín hiệu đáng mừng, song khối ngân hàng có thực sự “khoẻ” lên hay không?

Trong 6 tháng đầu năm nay, nhờ hoạt động kinh doanh khởi sắc, tín dụng tăng trưởng cao hơn nên kết quả kinh doanh của hệ thống cũng cải thiện tích cực. Một số ngân hàng lớn công bố lợi nhuận nghìn tỷ trong 6 tháng qua, có nhà băng báo lãi tăng trưởng đột biến, hay lẹt đẹt nhất cũng lãi ngót nghét gần 100 tỷ đồng…Cải thiện hiệu quả kinh doanhTheo đánh giá của NHNN, hiệu quả kinh doanh trong quý I/2016 của hầu hết các khối đều được cải thiện so với cùng kỳ năm 2015. Số liệu cho thấy hai chỉ số sinh lời ROA và ROE của hầu hết các khối đều tăng (trừ khối ngân hàng TMCP giảm nhẹ), đã giúp ROA và ROE của toàn hệ thống tăng lên tương ứng là 0,18% và 2,16%. Trước đó, quý I/2015 chỉ số ROA và ROE của hệ thống chỉ ở mức là 0,17% và 1,84%.Ngoài tín dụng tăng trưởng cao, hai chỉ số này được cải thiện là do các ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu, thu hồi nợ hiệu quả hơn, nhờ đó tiết giảm chi phí dự phòng rủi ro, tăng lợi nhuận…Ở khối ngân hàng quốc doanh, chỉ số ROA và ROE tăng lên tương ứng là 0,20% và 3,24% (so với quý I/2015 là 0,18% và 2,48%).Trong khi đó, ROA và ROE của khối ngân hàng TMCP giảm nhẹ còn 0,10% và 1,29%, thấp hơn quý I năm trước đạt được là 0,12% và 1,49%.Chỉ số ROA và ROE ở khối ngân hàng liên doanh nước ngoài tăng lên mức 0,20% và 1,37%, khối công ty tài chính cho thuê đạt 1,24% và 5,80%. Ngân hàng chính sách xã hội có tỷ lệ ROA và ROE là 0,40% và 1,93%; ngân hàng Hợp tác xã đạt 0,87% và 5,26%…Đáng chú ý, báo cáo của NHNN cho thấy thanh khoản của hệ thống đang rất dồi dào và đây là cơ sở để ổn định mặt bằng lãi suất. Điều này thể hiện ở tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống đến cuối tháng 6/2016 vượt mức quy định 9%, đạt 12,65%. Mức CAR này có xu hướng giảm nhẹ so với các tháng trước đó, cụ thể, cuối tháng 5, hệ số CAR ở mức 12,68%, cuối tháng 4 là 12,76%.Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của toàn hệ thống tại thời điểm cuối tháng 5 là 31,08%, giảm nhẹ so với mức 31,42% của tháng 5. Tỷ lệ này tại tất cả các khối đều thấp hơn nhiều mức tối đa theo quy định.Theo tổng hợp, nửa đầu năm 2016, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của nhiều ngân hàng đã cải thiện theo xu hướng tăng lên, vượt xa mức quy định tối thiểu là 9% của NHNN.Đơn cử, đến 30/6/2016, Maritime Bank có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 22,12%, mức dự trữ thanh khoản dồi dào với tỷ lệ 19,03%. Tính đến 31/3/2016, hệ số CAR của Techcombank ở mức 14,6%…Nhóm 10 ngân hàng đang thí điểm thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II từ năm 2016, dự báo CAR sẽ bị giảm từ 100-300 điểm, gồm BIDV, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB. Song các ngân hàng này sẽ ít chịu sức ép về tăng vốn, cũng như ít chịu ảnh hưởng việc trả cổ tức bằng tiền mặt.Tổng tài sản, vốn tự có tăngSố liệu của NHNN cũng cho thấy quy mô tổng tài sản, tính đến 30/6/2016, tổng tài sản của toàn hệ thống đạt 7.868.261 tỷ đồng, tức tăng 7,5% (tương đương tăng 548.948 tỷ đồng) so với cuối năm 2015.Riêng tháng 6/2016, ngoại trừ khối công ty tài chính – cho thuê, tài sản bị giảm nhẹ 596 tỷ đồng xuống còn 97.967 tỷ đồng, tất cả các khối còn lại đều tăng khá mạnh về tài sản. Khối ngân hàng quốc doanh, tổng tài sản đã tăng thêm 116.798 tỷ đồng, lên 3.522.520 tỷ đồng trong tháng 6.Tổng tài sản của khối ngân hàng TMCP cũng tăng 99.807 tỷ đồng lên 3.154.574 tỷ đồng, khối ngân hàng liên doanh – nước ngoài tăng thêm 15.450 tỷ đồng lên mức 828.948 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng tài sản của ngân hàng chính sách xã hội chỉ tăng thêm 4.182 tỷ đồng, lên 154.368 tỷ đồng…Về giá trị tuyệt đối, khối ngân hàng quốc doanh đang sở hữu hơn 3.522.520 tỷ đồng, bằng 45% tổng tài sản của cả hệ thống. Tiếp đó, khối ngân hàng TMCP sở hữu 3.154.574 tỷ đồng, bằng 40% tổng tài sản hệ thống, khối ngân hàng liên doanh – nước ngoài sở hữu 828.948 tỷ đồng, chiếm khoảng 10%…Theo báo cáo tài chính do ngân hàng công bố, nhóm ba ngân hàng quốc doanh có quy mô tổng tài sản lớn nhất. Tính đến 30/6/2016, BIDV dẫn đầu hệ thống với tổng tài sản đạt 930 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2%, tiếp theo là Vietinbank có tổng tài sản tăng 9,1% đạt 850 nghìn tỷ đồng, Vietcombank chỉ tăng nhẹ tổng tài sản lên mức 678 nghìn tỷ đồng.Hệ thống TCTD vẫn duy trì sự tăng trưởng đều đặn về vốn tự có, tăng thêm 10.880 tỷ đồng lên mức 605.808 tỷ đồng vào cuối tháng 6. Tức tăng 4,81% so với thời điểm cuối năm 2015.Vốn tự có của khối ngân hàng quốc doanh tăng 5.591 tỷ đồng, lên 212.868 tỷ đồng; khối NHTMCP tăng 4.418 tỷ đồng lên 244.634 tỷ đồng; khối ngân hàng liên doanh – nước ngoài tăng 395 tỷ đồng lên 126.296 tỷ đồng…Tuy nhiên, vốn điều lệ của toàn hệ thống giảm nhẹ 161 tỷ đồng xuống còn 469.700 tỷ đồng trong tháng 6. So với cuối năm 2015, vốn điều lệ vẫn tăng 9.400 tỷ đồng.

Theo Hải Hà/Thời báo Kinh Doanh

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...