Standard & Poor's nâng hạng triển vọng tín nhiệm của Techcombank lên mức "ổn định"

Vị thế thị trường và khả năng sinh lời của Techcombank trong 12 tháng tới được S&P đánh giá cao, triển vọng tín nhiệm được nâng lên mức “ổn định”.
Standard & Poor's nâng hạng triển vọng tín nhiệm của Techcombank lên mức "ổn định"

Ngày 11/9, tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor’s (S&P) đã công bố nâng hạng triển vọng tín nhiệm của Techcombank lên mức “ổn định”, theo đó mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Techcombank được giữ ở mức BB- và ngắn hạn là B.

Kết quả xếp hạng của Techcombank bằng với mức xếp hạng Quốc gia của Việt Nam. Trên thực tế, đây là mức xếp hạng cao nhất mà một ngân hàng ở Việt Nam có thể đạt được (cho đến khi S&P nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam). Điều này thường được gọi là “trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia”, theo đó rất hiếm khi các ngân hàng và các doanh nghiệp khác được xếp hạng cao hơn mức xếp hạng của quốc gia. Tính tới thời điểm viết bài này và theo như các thông báo đã được công bố từ S&P, chỉ có duy nhất một ngân hàng khác tại Việt Nam được đánh giá có cùng mức triển vọng và xếp hạng như Techcombank là Vietcombank.

Xếp hạng tín dụng từ các tổ chức quốc tế uy tín rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như với các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp của họ. Khách hàng có thể sử dụng xếp hạng tín nhiệm như một yếu tố để đánh giá mức độ tin cậy của họ với ngân hàng, đặc biệt đối với các khoản tiền gửi. Kết quả xếp hạng tín nhiệm cao cũng giúp ngân hàng giảm chi phí vốn, từ đó có cơ hội đưa ra lãi suất cho vay tối ưu giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ chung của ngân hàng.

Việc đánh giá triển vọng “ổn định” thể hiện quan điểm của S&P rằng, Techcombank “sẽ giữ vững vị thế thị trường và khả năng sinh lời cao trong 12 tháng tới với việc theo đuổi chiến lược định hướng bán lẻ”. Techcombank đã và đang triển khai chương trình chuyển đổi 5 năm (2016-2020) với bước chuyển mình hướng tới “Khách hàng là trọng tâm”, theo đó, việc hiểu nhu cầu tài chính của khách hàng được đưa lên vị trí đầu tiên và định hướng cho mọi hoạt động khác trong Ngân hàng, với mong muốn ngày càng mang đến cho khách hàng nhiều giá trị.

Thêm vào đó, S&P cũng đánh giá Techcombank “lựa chọn cân bằng giữa gia tăng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro”. Lợi nhuận trước thuế của Techcombank trong năm 2016 đã tăng 96.2% so với năm 2015, và nửa đầu năm 2017 tăng 72.3% so với cùng kỳ 2016.

Chiến lược quản trị rủi ro của Techcombank được nhắc tới trong báo cáo của S&P gắn liền với “Nhân sự xuất sắc”, một trong những nền tảng chính được ngân hàng lựa chọn kể từ năm 2015. Nhận thức được việc ngành ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro về thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro gian lận, Techcombank chú trọng vào việc thu hút, giữ chân và phát triển các nhân sự xuất sắc, những người với kiến thức chuyên môn vững vàng và năng động sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, đưa ra các giải pháp và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.

Đánh giá xếp hạng mới nhất của S&P khẳng định quan điểm của tổ chức này về việc “Techcombank sẽ tiếp tục duy trì vị thế của một Ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam.” Kết quả này cũng góp phần củng cố vững chắc niềm tin của Techcombank vào chiến lược đã lựa chọn trên hành trình đưa Techcombank trở thành Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

>> HSBC thoái hết vốn, Techcombank muốn "linh hoạt" tỷ lệ sở hữu nước ngoài

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...