Tăng cường quản lý kiểm tra đối với mặt hàng phụ gia tạo ngọt Sorbitol nhập khẩu

Qua theo dõi, nắm bắt thông tin về tình hình làm thủ tục hải quan đối với mặt hàng sorbitol và phản ánh của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan thông tin có dấu hiệu một số doanh nghiệp lợi dụng khai báo không chính xác thông tin hàng hóa nhập khẩu để gian lận về mã hồ sơ, xuất xứ, số lượng, trị giá...

Trước thực trạng đó, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn đối với các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, mới đây Tổng cục Hải quan đã yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý kiểm tra đối với mặt hàng Sorbitol nhập khẩu.

Cụ thể, khi làm thủ tục hải quan đối với mặt hàng Sorbitol nhập khẩu các đơn vị thực hiện đúng quy định pháp luật hiện hành. Mặt hàng Sorbitol nhập khẩu phải khai báo rõ mục đích sử dụng, quy cách đóng gói, tính chất hàng hóa (lỏng, bột...).

Trường hợp mặt hàng Sorbitol nhập khẩu được khai báo theo các mục đích sử dụng khác, không làm phụ gia thực phẩm thì chuyển luồng, kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu giám định để xác định mục đích sử dụng cụ thể, làm cơ sở áp dụng chính sách thuế và để xác định tính chính xác nội về dung khai của người khai hải quan theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.

Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ do các nước không phải Indonesia, Trung Quốc, Ắn Độ cấp.

Tăng cường quản lý kiểm tra đối với mặt hàng phụ gia tạo ngọt Sorbitol nhập khẩu ảnh 1
Tăng cường quản lý kiểm tra đối với mặt hàng phụ gia tạo ngọt Sorbitol nhập khẩu

Kiểm tra chặt chẽ các thông tin khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ với hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và gửi về Tổng cục Hải quan để xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp phát hiện dấu hiệu nào nghi ngờ về thông tin khai báo hoặc khác biệt so với thông tin trên tờ khai hải quan và hồ sơ hải quan (thông tin về trị giá, khối lượng, tuyến đường vận chuyển, tên người xuất khẩu,..).

Trong thời gian chờ kết quả xác minh, lô hàng áp dụng thuế suất theo quy định tại khoản 7 Điều 19 Thông tư số 38/2018/TT-BTC.

Trường hợp doanh nghiệp vi phạm pháp luật, gian lận trốn thuế hoặc mặt hàng nhập khẩu có nghi vấn về trị giá, nhãn hiệu, số lượng thì thiết lập tiêu chí, đưa vào diện có rủi ro cao để áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát phù hợp, đồng thời tiến hành kiểm tra sau thông quan để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Trước đó, ngày 6/7/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1719/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm Sorbitol có xụất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, có hiệu lực từ ngày 13/7/2021; tiếp đó ngày 23/11/2021, Bộ Công Thương tiếp tục ban hành Quyết định số 2644/QĐ-BCT áp dụng thuế CBPG chính thức đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, có hiệu lực từ ngày 23/11/2021.

Về Sorbitol, đây là một sản phẩm màu trắng, không mùi, có vi ngọt dễ chịu, hòa tan tốt trong môi trường nước và rượu nhưng không hòa tan trong dung môi hữu cơ. Điều lí thú là Sorbitol không có tính khử, không thể lên men được và rất bền trước sự tấn công của vi khuẩn. Sorbitol có khả năng tạo phức với kim loại nặng góp phần cải thiện việc bảo quản các sản phẩm béo.

Sorbitol thuộc nhóm phụ gia tạo vị ngọt, được phép sử dụng trong thực phẩm. Ngoài ra còn có tác dụng tạo độ bóng và giữ độ ẩm cho thực phẩm. Thông thường, Sorbitol được tách chiết từ tự nhiên (táo, lê, đào, mận khô, dâu rừng…). Trong công nghiệp, Sorbitol được sản xuất từ glucose dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao, hydro hóa với niken (Ni), nói nôm na là đường glucose được hydro hóa với xúc tác Ni sẽ tạo thành Sorbitol.

Tuy được phép sử dụng liều lượng cao nhưng nếu ăn nhiều Sorbitol có thể dẫn đến đau bụng, và có thể bi tiêu chảy. Cũng như ăn nhiều kẹo cao su có khả năng bị tiêu chảy vì kẹo cao su phần lớn được làm từ Sorbitol và Xylitol.

Xem thêm

Tổng cục Hải quan: Bắt giữ hàng hoá vi phạm hơn 1.280 tỷ đồng

Tổng cục Hải quan: Bắt giữ hàng hoá vi phạm hơn 1.280 tỷ đồng

Trong quý I/2022, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 3.706 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 1.282 tỷ đồng. Số thu ngân sách đạt gần 70 tỷ đồng, cơ quan hải quan khởi tố 17 vụ; chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 21 vụ.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…