Thu mua sổ BHXH: Biến tướng của nạn cho vay nặng lãi

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều người lao động mất việc rơi vào cảnh khó khăn, phải tìm đủ cách để trang trải sinh hoạt phí. Trước tình hình này, nhiều nhóm quảng cáo thu mua sổ BHXH của người lao động để trục lợi.
Thu mua sổ BHXH: Biến tướng của nạn cho vay nặng lãi

Theo ông Lê Đình Quảng, quyền Trưởng ban Quan hệ Lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) hiện tượng này không phải bây giờ mới xuất hiện. Gần đây, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người lao động do tác động của đại dịch Covid-19, nhiều đối tượng tiếp tục mạo danh để trục lợi.

Không khó để tìm ra một "đầu nậu" thu mua sổ BHXH trên mạng xã hội với những lời quảng cáo hấp dẫn như “Thanh lý sổ BHXH xuyên mùa dịch", "Đóng BHXH 3 tháng trở lên là làm được", "Nếu đã nghỉ 9 tháng thì liên hệ nhận tiền sau 30 phút”.

Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, tình trạng thu mua, cầm cố sổ BHXH đã gây ảnh hưởng không chỉ trước mắt cho cá nhân người cầm cố, thu mua, cho mượn, mà còn kéo theo nhiều hệ luỵ đến vấn đề an sinh lâu dài của xã hội bởi sổ BHXH là loại tài sản đặc biệt gắn liền với nhân thân, quyền lợin của người lao động và không dùng để mua bán.

"Thu mua sổ BHXH chính là mua quyền được hưởng BHXH một lần của người lao động. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH năm 2014, cứ mỗi năm tham gia đóng BHXH, người lao động thôi việc sẽ được nhận BHXH một lần tương ứng với 2 tháng lương làm căn cứ đóng BHXH. Còn nếu người lao động đóng BHXH trước năm 2014, thì sẽ được nhận BHXH một lần ở mức thấp hơn (1,5 tháng lương). Quy định của luật là như vậy, nhưng số tiền người lao động nhận được từ người mua sổ BHXH sẽ thấp hơn rất nhiều số tiền đáng ra họ sẽ được nhận khi đến cơ quan BHXH làm thủ tục", ông Quảng Phân tích.

Theo đó, mức thiệt hại của người lao động là 50-60% số tiền trợ cấp BHXH một lần đúng ra được hưởng. Mức thiệt hại cụ thể căn cứ vào quá trình đóng BHXH dài hay ngắn, tiền lương cao hay thấp thì mức hưởng sẽ tương ứng.

Ví dụ, nếu tính theo mức bình quân hưởng BHXH một lần ở Bình Dương năm 2019 khoảng 37 triệu đồng/người, thì mỗi lao động thiệt hại ở mức 50%, rơi vào khoảng 18,5 triệu đồng/người.

Ngoài ra, người bán sổ sẽ đối mặt với việc không còn phụ cấp lương hưu khi hết tuổi lao động. Còn nếu tiếp tục làm việc, họ phải tham gia BHXH lại từ đầu.

Cũng theo ông Quảng, việc bán sổ BHXH thông qua hình thức ủy quyền cho người mua nhận tiền BHXH một lần cũng là biến tướng của nạn cho vay lãi suất cao, phần thiệt luôn là người lao động.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...