Thủ tướng: Đề cao luật pháp, ngăn ngừa nguy cơ xung đột ở ASEAN

Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng mỗi nước thành viên đều có lợi ích và trách nhiệm trong việc tăng cường đoàn kết và thống nhất ASEAN, kết hợp hài hòa lợi ích
Thủ tướng: Đề cao luật pháp, ngăn ngừa nguy cơ xung đột ở ASEAN

Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng mỗi nước thành viên đều có lợi ích và trách nhiệm trong việc tăng cường đoàn kết và thống nhất ASEAN, kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích của ASEAN – một Cộng đồng cùng chung vận mệnh.

Chiều 6/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 đã khai mạc với sự tham dự của Lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN, mở đầu cho 11 Hội nghị Cấp cao ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác diễn ra từ ngày 6-8/9/2016. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các Hội nghị quan trọng này.Ngay sau lễ khai mạc, các nhà lãnh đạo ASEAN đã họp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 với trọng tâm thảo luận là việc triển khai Tầm nhìn ASEAN 2025 và các định hướng tăng cường hợp tác ASEAN thời gian tới.Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả tích cực trong năm đầu tiên của Cộng đồng ASEAN cũng như những nỗ lực và vai trò quan trọng của Lào trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2016.Để thực hiện hiệu quả tiến trình xây dựng Cộng đồng và Tầm nhìn ASEAN 2025, Thủ tướng nhấn mạnh ưu tiên nâng cao năng lực và tính tự cường của ASEAN, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. Coi đây là những nhân tố quan trọng cho thành công của ASEAN, Thủ tướng cho rằng mỗi nước thành viên đều có lợi ích và trách nhiệm trong việc tăng cường đoàn kết và thống nhất ASEAN, kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích của ASEAN – một Cộng đồng cùng chung vận mệnh.Các thành viên ASEAN cần tăng cường tham vấn, có tiếng nói chung trước những vấn đề khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và phát triển của ASEAN cũng như trong định hướng quan hệ với các đối tác và định hình cấu trúc khu vực.Về các lĩnh vực hợp tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị xác định rõ trọng tâm, ưu tiên trong quá trình thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2025 và các Kế hoạch triển khai trên từng trụ cột.
Thủ tướng: Đề cao luật pháp, ngăn ngừa nguy cơ xung đột ở ASEAN ảnh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN.
Cụ thể, về chính trị-an ninh, ASEAN cần đẩy mạnh các hoạt động xây dựng lòng tin, các biện pháp ngoại giao phòng ngừa, phát huy các quy tắc và chuẩn mực ứng xử của ASEAN, đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, gìn giữ hòa bình, an ninh, ngăn ngừa nguy cơ xung đột ở khu vực, hợp tác ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là khủng bố và an ninh mạng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng LàoCũng trong ngày 6/9, ngay khi vừa đến Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến thân mật với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28, 29 và các Hội nghị Cấp cao liên quan.
Về kinh tế, ưu tiên hiện nay là thực hiện các biện pháp thuận lợi hóa thương mại, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, thúc đẩy hợp tác khu vực về giám sát kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định tài chính-tiền tệ.Về văn hóa-xã hội, đẩy mạnh trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực, nhất là lao động lành nghề, chú trọng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai.Về kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển, tập trung phát triển mạng lưới đường bộ và đường sắt, tăng cường năng lực đường biển và hàng không; nâng cao năng lực hội nhập khu vực của Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam.Trong trao đổi, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh ASEAN đang ở vào thời điểm đặc biệt vì vừa thành lập Cộng đồng, sắp kỷ niệm 50 năm ASEAN ra đời, 10 năm ký Hiến chương (năm 2017) nhưng cũng lại đứng trước những thách thức phức tạp. Vì vậy, ASEAN cần duy trì sự thống nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Qua đó, ASEAN thể hiện vai trò trung tâm, duy trì hòa bình, an ninh, phát huy tiềm năng về phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. ASEAN đã tạo cảm hứng về khả năng phát triển thì ASEAN cũng cần tạo cảm hứng cho thế giới về khả năng gìn giữ hòa bình, ổn định.Hội nghị cũng nhất trí đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và sự gắn kết giữa nhân dân các nước, hướng tới kỷ niệm 50 năm ASEAN ra đời và phát triển (1967-2017).Sau Hội nghị, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã có các phiên Đối thoại với các đại diện Hội đồng liên Nghị viện ASEAN, Thanh niên ASEAN và Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN.Cũng trong chiều 6/9, các nhà lãnh đạo đã tham dự lễ ký kết "Tuyên bố ASEAN về Một ASEAN, Một Ứng phó: ASEAN cùng ứng phó các thảm họa trong và ngoài khu vực", lễ thông qua Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025 và Chương trình Công tác Sáng kiến Hội nhập ASEAN giai đoạn 3 và lễ ra mắt logo Chiến dịch Visit ASEAN@50 hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN vào năm 2017.Ngày 7/9/2016, các Lãnh đạo sẽ tiếp tục chương trình làm việc với việc tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 29, các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Liên Hợp Quốc, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 và Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản.
Việt Nam – Phillippines thúc đẩy hợp tác ở Biển ĐôngNgay sau Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 28-29, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Trong cuộc gặp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo hai nước, hai bên khẳng định coi trọng mối quan hệ hợp tác Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines, bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực hợp tác.Tổng thống Rodrigo Duterte nhấn mạnh Việt Nam vừa là nước láng giềng khu vực, vừa là người bạn thân thiết của Philippines, cảm ơn Việt Nam đã hợp tác với Philippines đảm bảo an ninh lương thực khi Philippines gặp khó khăn, thiên tai; bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác sâu rộng với Việt Nam trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác chiến lược, mở rộng hợp tác trong phòng, chống buôn bán người, bảo vệ lao động di cư và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội..Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982; nhất trí cùng hợp tác để phấn đấu cho các mục tiêu đó.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Rodrigo Duterte trao đổi về việc hai bên tăng cường phối hợp, trong đó có cơ chế giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác song phương khác; nhấn mạnh hai nước thời gian tới sẽ ưu tiên đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn ưu tiên hợp tác gạo với Philippines. Chính phủ Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Philippines tăng cường đầu tư tại Việt Nam. Tổng thống Rodrigo Duterte khẳng định Philippines hoan nghênh và sẽ bảo hộ các quyền lợi của nhà đầu tư và công dân Việt Nam sang làm ăn sinh sống tại Philippines.Hai bên cũng nhất trí sẽ tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch APEC và Philippines làm Chủ tịch ASEAN trong năm 2017, tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các cơ chế ASEAN và các diễn đàn quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời Tổng thống Rodrigo Duterte thăm chính thức Việt Nam. Tổng thống Rodrigo Duterte đã vui vẻ nhận lời.

Dân Trí

Có thể bạn quan tâm