Thủ tướng đề nghị báo chí tích cực phản bác thông tin sai trái trên mạng xã hội

Sáng 20/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp mặt các nhà báo lão thành và lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2018).
Thủ tướng đề nghị báo chí tích cực phản bác thông tin sai trái trên mạng xã hội

Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; đồng chí Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành.

Lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin

Chúc mừng đội ngũ người làm báo cả nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Báo chí cách mạng Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng văn hóa, không ngừng trưởng thành vững mạnh về mọi mặt, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Báo chí cách mạng là công cụ sắc bén góp phần quan trọng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.

“Và hôm nay, chúng ta tự hào về đội ngũ trên 36.000 người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí, gần 850 cơ quan báo chí, hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ và hơn 22.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam”, Thủ tướng nêu rõ. “Báo chí cách mạng thực sự là lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin truyền thông, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta”. Nhiều nhà báo đã trở thành những tấm gương sáng, nỗ lực quên mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, nhiều nhà báo tiếp tục phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, không quản hiểm nguy, khó khăn, gian khổ, dũng cảm thâm nhập thực tế, kịp thời đưa tin về những sự kiện nóng, các vấn đề bức xúc, thiên tai, bão lũ…; làm phóng sự điều tra về các vụ án hình sự, tham nhũng tiêu cực phức tạp. “Chúng ta rất cảm động trước những tấm gương nhà báo đã hy sinh, bị hành hung, gây thương tích trong khi làm nhiệm vụ báo chí thời bình, trong đó gần đây nhất có nhà báo Đinh Hữu Dư hy sinh khi tác nghiệp đưa tin bão lũ tại Yên Bái”, Thủ tướng bày tỏ.

Biểu dương nỗ lực và những thành tích của các cơ quan thông tấn báo chí và đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam thời gian qua, Thủ tướng cho rằng, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, còn có những hạn chế, yếu kém cần nghiêm túc đánh giá và sớm khắc phục. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin mở ra những phương thức truyền thông hiện đại, tổ chức sản xuất thông tin mới. Báo in đối mặt với sự sụt giảm mạnh về doanh thu, độc giả. Báo điện tử phải cạnh tranh quyết liệt với mạng xã hội... Có trường hợp còn chạy theo yếu tố thương mại, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, đưa tin một chiều, giật gân, câu khách, gây bức xúc xã hội.

“Những người làm báo chân chính chúng ta rất bất bình trước những hiện tượng đăng rồi gỡ, một số nhà báo không thực hiện trách nhiệm đưa tin trên báo chính thống mà viết bài thiếu tính xây dựng, thể hiện quan điểm tiêu cực trên mạng xã hội”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng mong muốn và đề nghị lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan báo chí, truyền thông và toàn thể đội ngũ nhà báo, người làm báo nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt sứ mệnh được giao, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Đó là tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tựu đạt được, tập trung khắc phục nhanh những hạn chế, tồn tại trong hoạt động báo chí, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm là thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới hội nhập và phải triển của đất nuớc. Cần tập trung tuyên truyền đến nhân dân các vấn đề thời sự, bảo đảm đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo Thủ tướng, điều này không có nghĩa là không được nói những ý kiến khác mà góp ý, phản biện phải trên tinh thần xây dựng, có trách nhiệm, đúng chức năng nhiệm vụ, đúng lúc, đúng chỗ và tuân thủ pháp luật. Kiên quyết không để tình trạng báo chí giật tít giật gân, kích động.

Báo chí cần chú trọng tuyên truyền về mặt tốt, mặt tích cực, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để lan tỏa những giá trị tốt đẹp, tạo niềm tin, sự phấn khởi, lạc quan trong xã hội, tạo động lực tinh thần thúc đẩy công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

Báo chí phải thông tin nhanh nhạy, chính xác, khách quan, trung thực, vừa là kênh phổ biến, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, thực hiện tinh thần trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân, phản ánh kịp thời, trung thực những nguyện vọng, ý kiến, truyền tải thông tin thiết thực đến toàn thể nhân dân.

Phò chính, trừ tà

Thủ tướng đề nghị báo chí luôn đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong thông tin tuyên truyền, củng cố niềm tin và sự đồng thuận xã hội trong thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Báo chí cùng tham gia giám sát các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện phương châm 10 chữ của Chính phủ "Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả".

Đồng thời, báo chí cần tiếp tục phát huy vai trò lực lượng nòng cốt trong đấu tranh chống lại các thế lực thù địch; tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; chủ động bác bỏ những nội dung bôi nhọ, bịa đặt vu khống, gây chia rẽ nội bộ, làm mất đoàn kết trong Đảng và trong xã hội.

Mỗi nhà báo phải thể hiện đúng phẩm chất như Bác Hồ đã dạy “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà”.

Qua những sự việc vừa xảy ra, chúng ta phải quản lý tốt hơn đội ngũ phóng viên, người làm báo; xử lý nghiêm các trường hợp có bài viết kích động, không theo đuờng lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, không để tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh", Thủ tướng nêu rõ.

Trước xu hướng thông tin trên mạng ngày càng nhiều, có cả những thông tin tốt và thông tin xấu, độc, từng cơ quan báo chí và mỗi nhà báo đề cao trách nhiệm, chọn lọc thông tin, kiểm định tính xác thực; làm tốt chức năng định hướng dư luận xã hội, hướng người dân vào những giá trị chân, thiện, mỹ, xây dựng môi trường thông tin lành mạnh.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, đòi hỏi đội ngũ nhà báo, người làm báo phải nhanh chóng tiếp cận với công nghệ truyền thông mới, phương pháp làm báo mới. “Khi có vấn đề phức tạp, gây bức xúc dư luận, đề nghị các đồng chí phải thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng để thống nhất định hướng xử lý và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho người dân”, Thủ tướng nói. “Các đồng chí lưu ý, hiện nay trên mạng xã hội có nhiều thông tin trái chiều với luận điệu sai trái, bị các đối tượng phản động lợi dụng. Tôi đề nghị, báo chí phải chủ động đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, để toàn xã hội, cả đội ngũ nhà báo, phóng viên, cán bộ, công chức, nguời dân vào cuộc, nhận thức đúng, hiểu đúng và tích cực đưa tin phán bác. Các thông tin sai trái trên mạng xã hội cần được phản biện, phản bác công khai, kịp thời, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước “.

Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan, bảo đảm thu nhập, đời sống của nhà báo, người làm báo, người lao động trong các cơ quan báo chí. Quan tâm tới vấn đề kinh tế báo chí, thu nhập của người làm báo nhưng không để mặt trái cơ chế thị trường tác động làm cho báo chí bị thương mại hóa, làm sai tôn chỉ mục đích, đi chệch định hướng mà chính các cơ quan báo chí đã lên án.

Cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật và đẩy mạnh triển khai thực hiện quy hoạch báo chí theo Đề án đã được Bộ Chính trị, Trung ương Đảng thông qua, vừa bảo đảm quản lý tốt, vùa tạo điều kiện cho báo chí phát triển.

Thủ tướng cho biết, vừa qua, các cơ quan báo chí của Đảng, của Bộ Thông tin và Truyền thông đã được sắp xếp xong. Việc sắp xếp các cơ quan báo chí của các bộ đang chờ sửa đổi Nghị định về chức năng, nhiệm vụ của các bộ. Sắp tới, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo sẽ họp để chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Quy hoạch báo chí đã được phê duyệt.

Chúng ta phải chung tay chia sẻ khó khăn với các cơ quan báo chí, đội ngũ những người làm báo; phải tạo mọi thuận lợi để báo chí làm tốt hơn nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin cậy, giao phó, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, các địa phương, cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm trên mọi hình thức đối với nhà báo trong thực thi nhiệm vụ.

Nhân dịp này, Thủ tướng đã tặng quà cho các nhà báo lão thành, đại diện các cơ quan báo chí.

Theo Chính phủ

dự án 423 minh khai

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…