Thủ tướng New Zealand hủy đám cưới cá nhân trong bối cảnh chính phủ đưa ra các hạn chế mới

New Zealand sẽ áp dụng các quy tắc đeo khẩu trang và hạn chế tụ tập kể từ nửa đêm 23/1 sau khi một nhóm 9 trường hợp nhiễm Omicron lây lan trong cộng đồng sau một đám cưới.
Thủ tướng New Zealand hủy đám cưới cá nhân trong bối cảnh chính phủ đưa ra các hạn chế mới

Chia sẻ với các phóng viên vào 23/1, Thủ tướng New Zealand Jacinda Arden cho biết bà đã quyết định hủy bỏ đám cưới của mình khi quốc gia đang đưa ra nhiều hạn chế nghiêm khắc hơn để giảm thiểu và ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. 

Mới đây nhất, New Zealand đã phát hiện ra chùm ca bệnh đã có lịch trình di chuyển khá phức tạp từ miền bắc đến miền nam đất nước. Đó là một gia đình trở về Nelson từ Đảo Nam bằng máy bay sau khi tham dự một đám cưới và các sự kiện khác ở Auckland. Hiện gia đình và một tiếp viên hàng không đã có kết quả dương tính.

New Zealand sẽ chuyển sang trình trạng màu đỏ trong chương trình phòng chống Covid-19 với việc đeo khẩu trang trở thành bắt buộc trở lại. Các cơ sở phục vụ khách trong nhà như quán bar, nhà hàng và các sự kiện như đám cưới sẽ giới hạn dưới 100 người. Thủ tướng Arden cho biết, giới hạn sẽ giảm xuống còn 25 người nếu các địa điểm không yêu cầu chứng nhận tiêm chủng.

“Đám cưới của tôi sẽ không diễn ra trong thời gian tới, và tôi cũng rất lấy làm tiếc cho những người phải đối mặt với vấn đề tương tự,” bà Arden nói với các phóng viên. Mặc dù bà Arden chưa bao giờ tiết lộ ngày cưới của mình, nhưng nó đã được đồn đoán là sắp diễn ra. 

Khi được các phóng viên hỏi rằng bà cảm thấy thế nào khi phải hủy bỏ đám cưới của mình với người bạn đời lâu năm - Clarke Gayford, bà Ardern trả lời: “Cuộc sống là như vậy mà”.

Bà nói thêm: “Hàng ngàn người New Zealand khác đã và đang phải chịu những tác động tàn khốc hơn nhiều do đại dịch gây ra, và điều đau đớn nhất là việc không thể ở bên người thân khi họ trở bệnh nặng và qua đời. Điều đó vượt xa mọi nỗi buồn mà tôi đang trải qua”.

Biên giới của New Zealand đã đóng cửa đối với người nước ngoài kể từ tháng 3/2020. Chính phủ đã đẩy lùi kế hoạch mở cửa trở lại theo từng giai đoạn từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 2 do lo ngại về khả năng bùng phát biến thể Omicron như ở nước láng giềng Úc.

Những người có thể đến New Zealand theo các trường hợp ngoại lệ phải nộp đơn xin lưu trú tại các cơ sở kiểm dịch do nhà nước quản lý. Tuần trước, chính phủ đã ngừng chấp thuận các đơn xin nhập cảnh mới vì số lượng người đến nhiễm Omicron tiếp tục gia tăng.

Khoảng 94% dân số New Zealand trên 12 tuổi được tiêm chủng đầy đủ và khoảng 56% những người đủ điều kiện đã được tiêm phòng nhắc lại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…