Thủ tướng trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (BCĐ) do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp làm
Thủ tướng trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ.

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và ông Uông Chu Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Trưởng BCĐ.

Ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm Ủy viên thường trực. Các ủy viên khác là lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành, địa phương liên quan.

BCĐ có nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng liên quan đến các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực BCĐ và thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và một số cơ quan liên quan.

Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán chi hoạt động hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...