Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN , mục tiêu về lĩnh vực thanh toán là đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS.
Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Cụ thể, mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%; đến cuối năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%.

Trước tháng 12 năm nay, 100% trường học, bệnh viện, công ty điện, các công ty viễn thông... trên địa bàn đô thị phải thu học phí, viện phí, tiền điện bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên thanh toán trên thiết bị di động, máy POS. Đây là nội dung trong Nghị quyết 02 Chính phủ mới ban hành. 

Không chỉ người dân tại các đô thị, mà ngay cả những người sống ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo đều có thể sử dụng dịch vụ dịch vụ ví điện tử để nhận lương, chuyển tiền, thanh toán, cho vay, tiết kiệm...

Nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của người dân; Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công; Xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia làm nền tảng kết nối tới các ngân hàng và tạo cơ sở để triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới.

Đồng thời, NHNN cũng sẽ đẩy mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS); áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại như mã phản hồi nhanh (QR code), mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (mobile payment), thanh toán phi tiếp xúc (contactless)...

Theo báo cáo của NHNN mới đây, cùng với 78 công ty công nghệ tài chính của các tổ chức tín dụng, hiện cả nước có 26 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, việc mở rộng và đa dạng điểm thanh toán, được cho là ưu điểm của các đơn vị cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên theo đánh giá, thay đổi thói quen của người tiêu dùng là việc không dễ dàng.

Kết thúc năm 2018 đã có 4,2 triệu ví liên kết với tài khoản ngân hàng, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý thông suốt 73 triệu tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017. Tuy nhiên theo đánh giá, hiện Việt Nam vẫn là một quốc gia trong khu vực chậm triển khai các loại hình thanh toán không tiền mặt.

 >> Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...