Tín dụng đã tăng trưởng 4,44% so với đầu năm

Theo số liệu báo cáo Quốc hội của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 29/4, tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng 4,44% so với cuối năm 2018.
Tín dụng đã tăng trưởng 4,44% so với đầu năm

Theo NHNN, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn và được kiểm soát chặt chẽ hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng cao, cho thấy tín dụng được phân bổ hiệu quả và có chất lượng.

Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.

Tính đến cuối tháng 3/ 2019, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 4,84% so với cuối năm 2018, chiếm 25,1% tổng dư nợ đối với nền kinh tế; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 1,84%, chiếm 18%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 12,45%, chiếm 3,3%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 4,32%, chiếm 3,13%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 15,57%, chiếm 0,41%.

Tín dụng lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) ước tăng 3,29% so với cuối năm 2018, chiếm 18,08% tổng dư nợ nền kinh tế (mức tăng cùng kỳ năm 2018 là 5,72%, chiếm tỷ trọng 15,94%).

Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán ước tăng 2,64% so với cuối năm 2018, chiếm 0,39% (mức tăng cùng kỳ năm 2018 là 0,24%, chiếm tỷ trọng 0,38%).

Tín dụng tiêu dùng ước tăng 3,05%, chiếm 19,66% (mức tăng cùng kỳ năm 2018 là 4,26%, chiếm tỷ trọng 17,41%); cho vay các dự án BOT, BT giao thông ước đạt 103.573 tỷ đồng, giảm 3,43%, chiếm 1,39% tổng dư nợ.

Năm 2019, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tương đương với năm 2018, tức là khoảng 14%/năm.Trong đó, tín dụng sẽ vẫn được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo kiểm soát rủi ro và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. NHNN cũng triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019.

Theo BCTC tại các ngân hàng, kết thúc quý I/ 2019, bên cạnh một số gương mặt có mức tăng trưởng tín dụng cao như TPBank (9,77%); OCB (8,53%); MB (6,75%); Vietcombank (6,55%)… cũng có nhà băng tín dụng tăng ở mức rất khiếm tốn, thậm chí có 2 gương mại ghi nhận mức tăng trưởng âm là VietinBank (-0,44%); Eximbank (-2,9%).

Điều đó khiến không ít chuyên gia tỏ ra lo ngại mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% mà NHNN đề ra cho năm nay có thể không đạt được, cho dù đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Nói về mục tiêu này, TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, mức 14% tuy có thấp so với các năm trước nhưng lại phù hợp với thực tế. Bởi khoảng thời gian này, các ngân hàng cần quay về vấn đề củng cố nội tại, cơ cấu nguồn vốn để hoạt động có hiệu quả và lành mạnh.

Mức tín dụng 14%, thậm chí thấp hơn cũng là khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là IMF khi mà quy mô tín dụng của Việt Nam đã tăng lên tới hơn 130% GDP. Bởi nếu cứ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tín dụng cao như mấy năm trước, có thể đẩy hệ thống ngân hàng và rộng hơn là nền kinh tế đứng trước nhiều rủi ro.

 >> Ngân hàng được ưu tiên tăng trưởng tín dụng cao nếu đạt CAR trước hạn

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…