Tín dụng đổ vào bất động sản bất ngờ tăng mạnh

Theo thống đốc Lê Minh Hưng, tính đến hết tháng 8/2019, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế.
Tín dụng đổ vào bất động sản bất ngờ tăng mạnh

Theo báo cáo vừa gửi đến Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, đến ngày 30/9/2019, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018.

Tính đến hết tháng 8/2019, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 6% so với cuối năm 2018, chiếm khoảng 24,26% tổng dư nợ đối với nền kinh tế; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,42%, chiếm 18,67%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 13,21%, chiếm 3,16%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 1,85%, chiếm 2,91%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 22,04%, chiếm 0,41%.

Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế; lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng 8,7%, chiếm 0,4%; tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống tăng 13,92%, chiếm 20,69%.

Như vậy, tín dụng đổ vào lĩnh vực bất động sản đang dẫn đầu đà tăng trưởng và cao hơn gấp rưỡi so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.

Theo giải thích của các ngân hàng, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng tới 14,58% so với cuối năm ngoái và chiếm tỉ trọng cao hơn trong tổng dư nợ nền kinh tế là do Ngân hàng Nhà nước đã gộp cả những khoản cho vay đối với nhu cầu có mục đích tự sử dụng (khách hàng cá nhân vay mua nhà, vay vốn để tự sửa chữa nhà...). Trong khi trước đây, những khoản cho vay tự sửa chữa nhà, khách cá nhân vay mua nhà một phần không nhỏ được ngân hàng thương mại liệt kê vào tín dụng tiêu dùng (cho vay tiêu dùng).

Đại diện một ngân hàng thương mại giải thích thêm quy định hiện tại của cơ quan quản lý vay phục vụ đời sống bao gồm các khoản vay vốn để mua nhà ở cá nhân hoặc vay sửa chữa, xây nhà... sẽ được tính vào tín dụng lĩnh vực bất động sản. Điều này giải thích vì sao tốc độ tăng trưởng cho vay phân khúc bất động sản cao và chiếm tỉ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ.

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có một số chính sách siết chặt tín dụng liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Lý do được đưa ra là bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn nhưng không có nghĩa ngân hàng hạn chế cho vay. Việc hạn chế rủi ro của ngân hàng bằng cách lựa chọn dự án hiệu quả, chọn chủ đầu tư đủ năng lực mới xem xét cho vay.

Xem thêm

Tín dụng bất động sản hướng đến nhu cầu thực

Tín dụng bất động sản hướng đến nhu cầu thực

Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường BĐS năm 2017 có sự phân hóa mạnh mẽ nhờ sự thay đổi rõ nét về hạ tầng và bán lẻ. Nhiều người dân có nhu cầu về nhà ở thực sự đã kéo theo nhu cầu vay vốn từ ngân
Tín dụng bất động sản chỉ tăng 3,65% trong quý 1

Tín dụng bất động sản chỉ tăng 3,65% trong quý 1

Chủ trương tiếp tục siết chặt vốn vay vào lĩnh vực rủi ro, ưu tiên cho sản xuất kinh doanh nên trong quý 1/2018, tín dụng bất động sản chỉ tăng 3,65%, chỉ bằng một nửa mức tăng cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...