Tỉnh Lạng Sơn xác định Mẫu Sơn là một trong những dự án trọng điểm

Mẫu Sơn sẽ được phát triển để trở thành một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước.
Tỉnh Lạng Sơn xác định Mẫu Sơn là một trong những dự án trọng điểm

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Phạm Ngọc Thưởng- Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn- xung quanh định hướng này, cũng như việc Tỉnh lựa chọn Tập đoàn Sun Group để thực hiện dự án Quần thể khu du lịch sinh thái Mẫu Sơn.

Thưa ông, Mẫu Sơn sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều năm qua, có thể nói điểm đến này vẫn chưa nhiều người biết đến. Để có thể đưa du lịch Mẫu Sơn phát triển đúng với tiềm năng vốn có, tỉnh Lạng Sơn đã và đang có những định hướng như thế nào?

Tỉnh Lạng Sơn có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hóa đặc sắc, trong đó có Khu du lịch Mẫu Sơn vẫn còn nguyên sơ, chưa được khai thác, có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển du lịch.

Nhiều nhà nghỉ bỏ hoang, hoang tàn ở Mẫu Sơn
Nhiều nhà nghỉ bỏ hoang, hoang tàn ở Mẫu Sơn

Chính vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành Chương trình hành động để tập trung chỉ đạo phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo hướng bền vững, chuyên nghiệp; phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, có thương hiệu, tính cạnh tranh cao; huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, tập trung xây dựng hạ tầng kết nối các khu du lịch, các công trình lớn, tạo điểm nhấn trên cơ sở đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Phấn đấu đến năm 2030 toàn tỉnh thu hút được khoảng 6 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt 381 triệu USD, đóng góp khoảng 10% GRDP của tỉnh.

Với những lợi thế sẵn có của Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn đang tập trung phát triển khu vực này thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước. Phấn đấu đến năm 2030 thu hút được khoảng 1 triệu lượt khách/năm, đến năm 2040 khoảng 1,5 - 2 triệu lượt khách/năm.

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vừa qua, tỉnh đã trao chứng nhận, cam kết đầu tư 102 dự án cho hơn 80 doanh nghiệp, trong đó có dự án đầu tư Quần thể Khu du lịch sinh thái Mẫu Sơn. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong định hướng phát triển du lịch của Mẫu Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung trong thời gian tới ?

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, tỉnh Lạng Sơn đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho Tập đoàn Sun Group thực hiện dự án Quần thể khu du lịch sinh thái Mẫu Sơn. Dự án này có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, sẽ là đầu tàu kéo ngành du lịch của tỉnh Lạng Sơn phát triển, góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Hạ tầng du lịch Mẫu Sơn gần như chưa có gì
Hạ tầng du lịch Mẫu Sơn gần như chưa có gì

Xin ông chia sẻ lý do tỉnh lựa chọn Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư dự án này?

Tập đoàn Sun Group là một tập đoàn lớn, đã đầu tư thành công tại nhiều địa phương trên cả nước. Chúng tôi tin tưởng rằng, với kinh nghiệm và năng lực của Tập đoàn, dự án sẽ được đầu tư bài bản, đảm bảo tiến độ và thành công, không chỉ thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ mà còn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thời gian tới.

Tỉnh sẽ có cơ chế, chính sách gì để hỗ trợ các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch nói chung và Mẫu Sơn nói riêng?

Ngày 10/12/2018, HĐND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết số 12 về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong đó có các ưu đãi về đất đai; hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào dự án, đào tạo lao động, thực hiện thủ tục hành chính.

Mùa xuân trên đỉnh Mẫu Sơn
Mùa xuân trên đỉnh Mẫu Sơn

Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền tỉnh Lạng Sơn luôn cam kết đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án; thường xuyên tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết, tỉnh Lạng Sơn sẽ có những chính sách, biện pháp cụ thể hỗ trợ phát triển từng ngành, lĩnh vực quan trọng, thậm chí hỗ trợ từng dự án lớn có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh như dự án tại Khu du lịch Mẫu Sơn.

Chúng tôi xác định dự án Mẫu Sơn là một trong những dự án trọng điểm để tập trung chỉ đạo, đưa dự án vào hoạt động sớm, đạt hiệu quả cao. UBND tỉnh Lạng Sơn đã thành lập Ban Chỉ đạo để tập trung chỉ đạo, đề ra các biện pháp hỗ trợ Tập đoàn Sun Group thực hiện thành công dự án này.

Xin cảm ơn ông!

Theo ông Nguyễn Minh Chuyển, Trưởng phòng Quản lý khu du lịch Mẫu Sơn, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Lạng Sơn: Vào những dịp nghỉ lễ trong năm, nghỉ hè nắng nóng hay khi trời có băng tuyết thì thường xuyên có tình trạng tắc đường cục bộ do lượng khách đổ lên Mẫu Sơn quá đông. Các cơ sở phục vụ du lịch cũng bị quá tải do chỉ đáp ứng được nhu cầu ăn ở của khoảng 100 khách.

Năm 2017, Mẫu Sơn đón khoảng 185.000 lượt du khách. Năm 2018 là 203.000 lượt. 9 tháng đầu năm nay, Mẫu Sơn đã đón được 172.700 lượt khách. Với sự vào cuộc, đầu tư bài bản của các nhà đầu tư lớn thì lượng khách đến Mẫu Sơn có thể tăng mạnh, khoảng 800.000 – 1 triệu lượt khách/năm.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…