Top 10 ngân hàng lãi lớn từ hoạt động dịch vụ trong 9 tháng năm 2022

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính quý III/2022 của 28 ngân hàng, tổng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng đạt 44.612 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
hoạt động dịch vụ
Top 10 ngân hàng lãi lớn từ hoạt động dịch vụ trong 9 tháng năm 2022

Techcombank đứng vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng với lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 5.993 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng năm 2022, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng đạt 6.909 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, dịch vụ ngân hàng đầu tư thu về 2.323 tỷ đồng, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái một phần do khối lượng giao dịch trên thị trường cổ phiếu giảm, và các hoạt động tư vấn trái phiếu chậm lại trong quý III. Thu từ hoạt động bảo hiểm tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 1.066 tỷ đồng. Phí từ dịch vụ thẻ và thư tín dụng, tiền mặt, thanh toán tăng trưởng lần lượt 70% và 110% so với cùng kỳ.

Đứng thứ hai là VPBank với lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 4.557 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ.

“Ông lớn” Vietcombank lùi xuống vị trí thứ ba  với lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 4.508 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Vị trí tiếp theo là Sacombank với 4.208 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, tăng 82% so với cùng kỳ.

Hai ngân hàng Big 4 khác là VietinBankBIDV giữ hai vị trí thứ 5 và thứ 7 trong bảng xếp hạng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của VietinBank đạt 4.304 tỷ đồng tăng 13% so với cùng kỳ trong khi lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của BIDV đạt 3.611 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ.

Các ngân hàng còn lại trong Top 10 bao gồm MB, ACB, VIB và HDBank.

Xét về mức độ tăng trưởng, VietABank là ngân hàng có lãi từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh nhất với mức tăng 166%, đạt 57 tỷ đồng.

Ngoài ra, PGBank cũng có mức tăng trưởng mạnh về lãi thuần từ hoạt động dịch vụ (tăng 136%) và đạt 53 tỷ đồng.

Lãi thuần từ mảng dịch vụ của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm

Ở chiều ngược lại, những ngân hàng ghi nhận sự sụt giảm về lãi thuần hoạt động dịch vụ là Vietcombank (giảm 10%), BIDV (giảm 11%), MB (giảm 4%), MSB (giảm 65%), Nam A Bank (giảm 32%) và ABBank (giảm 79%).

Xem thêm

VCI mua trái phiếu trước hạn trị giá 392 tỷ đồng

VCI mua trái phiếu trước hạn trị giá 392 tỷ đồng

HĐQT CTCP Chứng khoán Bản Việt (mã chứng khoán VCI) đã thông qua việc mua lại trước hạn trái phiếu với tổng giá trị gần 39 tỷ đồng. Lãi trái phiếu sẽ được thanh toán cùng lúc với khoản nợ gốc.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...