TP. HCM ban hành quy chế quản lý trật tự xây dựng

Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP. HCM có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/2019.
TP. HCM ban hành quy chế quản lý trật tự xây dựng

Theo quy chế này, tất cả công trình xây dựng trên địa bàn TP. HCM phải được kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng (trừ công trình bí mật nhà nước; công trình an ninh, quốc phòng); mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý kiên quyết ngay từ khi mới phát sinh; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục.

Việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân cùng tham gia giám sát.

Thông tin phản ánh về công trình vi phạm trật tự xây dựng đều phải được kiểm tra, xử lý, đảm bảo bí mật về thông tin cá nhân và các thông tin có liên quan đến người cung cấp thông tin về công trình vi phạm.

Việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động xây dựng là trách nhiệm của UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng lớn, đặc thù, phức tạp và thanh tra công tác quản lý trật tự xây dựng tại các quận-huyện.

Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu tiếp tay, bao che cho các hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì bị xử lý kỷ luật về cán bộ, công chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ sai phạm; trường hợp gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường.

Thống kê cho thấy, mỗi năm tại TP. HCM có hàng ngàn công trình xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch được phát hiện và xử lý. Nếu như năm 2017 có 2.856 công trình (bình quân 7,8 vụ sai phạm/ngày) thì đến năm 2018 có 2.419 công trình (6,6 vụ vi phạm/ngày).

6 tháng đầu năm 2019 có 1.550 công trình, bình quân 8,5 vụ vi phạm/ngày, tăng 28% so với cùng ký năm 2018.

Các công trình vi phạm trật tự xây dựng phát sinh đến nay đang hình thành các khu dân cư và nhà xưởng tự phát, phá vỡ quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường. Việc nhiều công trình vi phạm xây dựng không phép, sai phép trong thời gian qua có nguyên nhân là sự yếu kém trong công tác phối hợp giữa các đơn vị, trong đó có Thanh tra Sở Xây dựng và quản lý trật tự đô thị địa phương.

Mới đây, trước tình trạng vi phạm quản lý đất đai, trật tự xây dựng ở huyện Bình Chánh, Thanh tra TP. HCM sẽ thanh tra toàn diện.

Việc thanh tra trên được lãnh đạo UBND TP. HCM chỉ đạo sau khi huyện Bình Chánh để xảy ra tình trạng xây dựng không phép, trái phép trên đất nông nghiệp tràn lan.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VACOD-HBA tích cực khởi động chuỗi sự kiện trọng đại trong tháng 9, 10/2025

VACOD-HBA tích cực khởi động chuỗi sự kiện trọng đại trong tháng 9, 10/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng doanh nhân ngày 19/7, Chủ tịch VACOD-HBA, TS Nguyễn Hồng Sơn đã thông tin về sự chuẩn bị chu đáo cho chuỗi sự kiện trọng đại sắp diễn ra trong tháng 9,10 sắp tới, khẳng định vai trò tích cực của hai hiệp hội trong việc kết nối và phát triển cộng đồng doanh nghiệp…

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy đổi mới, đạo đức trong sáng, hành động quyết liệt vì tập thể, vì nhân dân, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết...

Bước ngoặt xanh quan trọng vì phát triển bền vững

Bước ngoặt xanh quan trọng vì phát triển bền vững

Trong bối cảnh Hà Nội ngày càng đối mặt với áp lực lớn về môi trường, hạ tầng và chất lượng sống đô thị, Chỉ thị số 20/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/7/2025 đã đánh dấu một bước ngoặt "xanh" quan trọng...