TP.HCM đề xuất giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2020

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về đề xuất giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2020.
TP.HCM đề xuất giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2020

Theo đó, năm 2020, TP.HCM được Trung ương giao thu ngân sách trên 26% tổng thu ngân sách cả nước. Tuy nhiên, bước vào năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Đặc biệt, giai đoạn này cùng với cả nước, TP.HCM triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 nên một số lĩnh vực kinh doanh phải thu hẹp quy mô, chuyển sang trạng thái hoạt động cầm chừng hoặc dừng hoạt động, giá dầu thô cũng liên tục sụt giảm.

Bên cạnh đó, thành phố còn triển khai thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, đến hết tháng 5/2020, vì vậy, số thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2020 là 163.201,095 tỷ đồng, chỉ đạt 40,21% so với dự toán và bằng 85,61% so với cùng kỳ.

TP.HCM đề xuất nhiều giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2020 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
TP.HCM đề xuất nhiều giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2020 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp

Do đó, để hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, góp phần nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện cho thành phố thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2020, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính giải pháp nuôi dưỡng, tăng thu cho ngân sách thành phố bằng việc kéo dài thời gian chậm nộp thuế.

Cụ thể, TP.HCM đề xuất Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho phép doanh nghiệp được chậm nộp thuế từ 30 ngày nâng lên thành 90 ngày với điều kiện phải có bảo lãnh của Ngân hàng thương mại và trong thời gian 90 ngày không tính tiền chậm nộp thuế 0,03%/ngày.

Hơn nữa, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về thu vào ngân sách nhà nước chênh lệch giá khí đối với lượng khí trong bao tiêu do Tổng Công ty Khí Việt Nam bán cho sản xuất điện nhưng do mức giá này cố định, không thay đổi theo giá thị trường.

Vì vậy, để tăng thu ngân sách nhà nước, kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để yêu cầu các nhà máy điện BOT và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) ký phụ lục bổ sung hợp đồng mua bán khí.

Đồng thời, hướng dẫn PVGas nộp kịp thời khoản chênh lệch giá khí phát sinh vào ngân sách nhà nước năm 2020 trên địa bàn thành phố theo quy định.

Cùng với đó, TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế chỉ đạo các đơn vị có liên quan rà soát các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100%, tiền sử dụng đất từ các đơn vị do Trung ương quản lý đóng trên địa bàn nộp tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước Trung ương để thực hiện hạch toán ghi thu ngân sách nhà nước cho thành phố.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét bổ sung cho ngân sách thành phố từ số thu vượt dự toán các khoản thu điều tiết về ngân sách Trung ương theo quy định của luật ngân sách nhà nước và cơ chế đặc thù. Bộ Tài chính cân nhắc, không tính số kết dư ngân sách năm 2018 chuyển vào thu ngân sách năm 2019 khi tính số tăng thu năm 2019 để trích nguồn cải cách tiền lương năm 2020.

Bên cạnh đó, căn cứ tình hình quản lý ngân sách hiện nay, tạo điều kiện cho thành phố chủ động nguồn bố trí các dự án đầu tư trong danh mục đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020, cũng như để xử lý các khoản tạm ứng ngân sách, TP.HCM đề xuất Bộ Tài chính xem xét chấp thuận cho thành phố không trích 70% số kết dư ngân sách năm 2018 đã chuyển vào thu ngân sách năm 2019 để bổ sung nguồn cải cách tiền lương năm 2020. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...