TP.HCM là địa chỉ thu hút nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất

Trong các địa phương có số vốn đăng ký  đầu tư nước ngoài cấp mới, TP.HCM đứng đầu bảng với hơn 540 triệu USD, chiếm 12% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.
TP.HCM là địa chỉ thu hút nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất

Theo báo cáo mới nhất ngày 29/5, của Tổng cục Thống kê, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm tháng đầu năm 2018 đạt gần 7,2 tỉ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2017.

Hoạt động kinh doanh bất động sản xếp thứ ba về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với hơn 623 triệu USD.

"Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với hơn 1 tỉ USD, chiếm 22% tổng vốn đăng ký cấp mới; xếp sau lần lượt là Nhật Bản Thái Lan, Singapore…

Cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 5 tháng đầu năm, trong đó TP.HCM có số vốn đăng ký lớn nhất với hơn 540 triệu USD, chiếm 12% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.

Trong năm tháng qua, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 2,3 tỉ USD, chiếm 49% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Đứng thứ hai là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 898 triệu USD, chiếm 19%. Hoạt động kinh doanh bất động sản xếp thứ ba về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với hơn 623 triệu USD, chiếm 13%.

Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, 5 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư gần 185 triệu USD ra nước ngoài chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Lào vẫn là nơi các nhà đầu tư Việt Nam rót vốn đầu tư chiếm 43% tổng vốn đầu tư; Campuchia chiếm 17,5%; Cuba chiếm 11%.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…