Trước thềm EVFTA: Doanh nghiệp kêu khó... từ bên trong

Nhiều DN Việt đành nhắm mắt trước những cơ hội dường như vô tận từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bởi những vướng mắc từ chính các quy định bên trong bie
Trước thềm EVFTA: Doanh nghiệp kêu khó... từ bên trong

Doanh nghiệp thuỷ sản vẫn khóc

"Nếu không vượt qua các quy định của Việt Nam về chỉ tiêu phospho, amoni, tổng nitơ trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản, đường ra thị trường thế giới của các DN thủy sản còn rất xa”, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trăn trở.

Gần 4 năm qua, VASEP đã nhận được phản ánh của nhiều nhà máy chế biến thủy sản về những vướng mắc sau thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành môi trường liên quan đến vướng mắc về chỉ tiêu trên.

“Nếu bị kết luận là không đạt các chỉ tiêu về nước thải, bị xử phạt vi phạm hành chính về môi trường thì các DN này sẽ đối mặt với nguy cơ bị từ chối mua hàng từ khách hàng quốc tế. Các nhà nhập khẩu quốc tế hầu như sẽ đóng cửa với các DN vi phạm các quy định trong nước. Các danh nghiệp này cũng không lấy được các chứng nhận quốc tế như BAP, GloBAl, G.A.P...”, ông Nam nói.

Nhưng điều đáng bàn là các chỉ tiêu về môi trường mà các DN chế biến thủy sản đang phải tuân thủ dường như làm khó cho chính các DN nội địa trong việc thực thi.

Phải nói rõ, trước đây, nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản được áp dụng theo qCVN 11:2008, trong đó không quy định chỉ tiêu phospho. Đến năm 2015, qCVN mới ra đời (qCVN 11-MT:2015/BTNMT), đưa quy định chỉ tiêu phospho trong nước thải chế biến thủy sản phải đạt 10 mg/l (cột A) và 20 mg/l (cột B).

Do đặc thù của ngành chế biến thủy sản có sử dụng phụ gia để giữ ẩm cho sản phẩm đông lạnh và do yêu cầu của khách hàng về sử dụng phosphat để tăng hình thức, kết cấu của sản phẩm nên hàm lượng phospho trong nước thải chế biến thủy sản thường khá cao, ngay cả với mức giới hạn chỉ tiêu phospho trong nước thải chế biến thủy sản sau xử lý 20mg/l như trong qCVN 11:2015.

Điểm đáng nói, các quốc gia xuất khẩu thủy sản mạnh trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái lan, Mauritius không quy định chỉ tiêu này trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản hoặc quy định cho phép ở ngưỡng cao hơn.

“Những điều này đã được chúng tôi gửi trực tiếp đến Bộ TN&MT cũng như các cuộc họp liên bộ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ TN&MT. lãnh đạo hai bộ đã nhất trí sẽ xem xét lại ngưỡng cho phép của các chỉ tiêu này khi xây dựng Dự thảo thay thế qCVN 11:2015 đồng thời có lộ trình áp dụng cho qCVN mới. Hai bộ cũng đã cử người đi khảo sát các DN chế biến thủy sản tại Cà Mau, Đồng Tháp để thu thập dữ liệu thực tế”, ông Nam cho biết.

Nhưng xin được giấy phép chưa phải là đã xong. mỗi giấy phép Thường được kèm theo quy định về thời hạn. có loại thì 5 năm, có loại chỉ 3 năm, có cái chỉ 1 năm. mỗi lần hết hạn, DN phải đi xin lại, với quy trình thủ tục, hồ sơ lần nào cũng như lần đầu...”

Tuy nhiên, trong cuộc họp hồi tháng 4/2019 về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân vẫn cho rằng, Bộ cần thời gian khảo sát thêm đối với các nhà máy chế biến thủy sản chưa thực hiện được quy định về ngưỡng cho phép chỉ tiêu phospho. Song, Bộ đồng tình về việc sẽ có lộ trình áp dụng qCVN mới cho các DN có chuẩn bị.

Nhưng, đến nay việc sửa đổi qCVN 11:2015 vẫn chưa được đưa vào kế hoạch ban hành QCVN trong năm 2019 của Bộ Tài nghiên và Môi trường và ngưỡng quy định mức phospho, amoni, tổng nitơ trong Dự thảo thay thế QCVN 11:2015 vẫn đang bằng hoặc nghiêm ngặt hơn so với ngưỡng quy định trong QCVN 11:2015.

“Chúng tôi đã gửi kiến nghị tới Bộ TN&MT sớm soát xét, ban hành QCVN mới thay thế QCVN 11:2015, trong đó xem xét nâng ngưỡng cho phép của chỉ tiêu phospho vào trong dự thảo qCVN 11: 2017/BTNMT về nước thải CBTS lên mức 40-50 mg/l và giữ nguyên mức giới hạn kiểm soát của amoni và nitơ như qCVN 11:2015. Đồng thời, đền ghị quy định lộ trình áp dụng phù hợp cho qCVN mới theo thông lệ quốc tế (như trường hợp của Mỹ là 10 năm) để các DN chủ động đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải”, ông Nam cho biết.

Những hàng rào từ trong nước

Trước thềm EVFTA: Doanh nghiệp kêu khó... từ bên trong ảnh 1

Những mối lo trên không phải của riêng DN thủy sản. ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia pháp lý, Ban Pháp chế VCCI đã buộc phải nhắc tới tỷ lệ 58% DN phải xin giấy phép con mới có thể hoạt động được. “Nhưng xin được giấy phép chưa phải là đã xong. Mỗi giấy phép thường được kèm theo quy định về thời hạn. Có loại thì 5 năm, có loại chỉ 3 năm, có cái chỉ 1 năm. Mỗi lần hết hạn, DN phải đi xin lại, với quy trình thủ tục, hồ sơ lần nào cũng như lần đầu...”, ông Đức nói.

Mọi rắc rối phát sinh từ chính thời hạn này. Một DN cho biết, đã xin đất để kinh doanh trong 30 năm và được phép. Nhưng giấy phép kinh doanh chỉ có thời hạn 3 năm. “Có ai biết chắc chắn rằng sau 3 năm xin gia hạn, chúng tôi lại được cấp. Nhà đầu tư đã hỏi như vậy khi chúng tôi đề nghị góp vốn. rất ít người muốn làm ăn lâu dài với cách quy định này”, DN này cho biết.

Câu hỏi này chưa thấy cơ quan nào trả lời. Nhưng nếu nhìn vào các kế hoạch cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành gần đây, thì có vẻ như chưa có gì chắc chắn là những câu hỏi này sẽ được xem xét một cách thực chất.

Trong báo cáo của Bộ kH&ĐT về đánh giá mức độ thay đổi và tác động thực chất đối với DN của những cải cách trong bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh do các bộ, ngành thực hiện năm 2018, Bộ này đã buộc phải báo cáo Chính phủ về việc không nhận được báo cáo của nhiều Bộ, ngành về kết quả cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh.

Điều này gây khó khăn cho Bộ kH&ĐT trong quá trình tổng hợp thông tin và đánh giá mức độ cải cách thực chất về điều kiện kinh doanh. Theo bộ này, để thu thập thông tin báo cáo của các Bộ, Bộ kH&ĐT phải thực hiện qua hình thức liên hệ trực tiếp với một số Bộ, ngành có đầu mối liên hệ (như Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Y tế, NN&PTNT, Tư pháp...).

Mặt khác, theo yêu cầu của Nghị quyết số 02, cải cách điều kiện kinh doanh là một nội dung quan trọng được yêu cầu báo cáo. Tuy vậy, trong hầu hết báo cáo của các Bộ, ngành (báo cáo quý về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 02) chỉ liệt kê hoạt động đã thực hiện, chứ không thể hiện kết quả cụ thể đạt được về cải cách điều kiện kinh doanh. Vì thế, Bộ kH&ĐT không nhận được thông tin đầy đủ của các Bộ và phải chủ động tìm kiếm, rà soát các văn bản liên quan nhằm thực hiện việc đánh giá mức độ thay đổi và tác động thực chất đối với DN của những cải cách điều kiện kinh doanh này.

Nhiều bộ, ngành đã tính cách sửa đổi câu chữ, xaccsh diễn đạt làm một đièu kiện kinh doanh được bãi bỏ, đơn giản hoá nhưng không có tác dụng gì với doanh nghiệp. 

Đặc biệt, việc rà soát độc lập của Bộ kH&ĐT về điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành cho ra kết quả khác hơn chính báo các bộ. Tỷ lệ trung bình, tỷ lệ bãi bỏ, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh mới đạt được khoảng 32%. Trong đó, chỉ có 4 bộ đạt mức yêu cầu, trên 50%, còn lại là chưa. lý do là nhiều bộ, ngành đã tính các sửa đổi câu chữ, cách diễn đạt làm 1 điều kiện kinh doanh được bãi bỏ, đơn giản hóa, nhưng không có tác dụng gì với các DN.

“Với tư duy quản lý nhà nước như vậy, DN Việt rất khó vượt qua các rào cản trong nước để làm ăn lâu dài. khi đường làng xã còn la liệt rào cản thì sẽ không thể nói gì đến cơ hội trên thị trường quốc tế với DN Việt”, ông Đức thẳng thắn.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...