Ts. Nguyễn Xuân Thành: Fed tăng lãi suất, lãi suất tiền đồng chịu tác động đầu tiên

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển, giảng viên chính sách công của Đại học FulbrightViệt Nam (FUV) cho rằng, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng tới lãi suất tiền đồn
Ts. Nguyễn Xuân Thành: Fed tăng lãi suất, lãi suất tiền đồng chịu tác động đầu tiên

Ông nhận định như thế nào về đợt tăng lãi suất mới đây của Fed?

Đây là đợt tăng lãi suất thứ tư của Fed và cũng là đợt tăng cuỗi cùng trong năm nay. Tuy nhiên, lần tăng lãi suất này của Fed không nằm ngoài dự đoán của thị trường, tác động của nó đã được các nhà hoạch định đính tính và định giá trên thị trường chứng khoán.

Cùng với việc tăng lãi suất lần này, Fed cũng đưa ra tín hiệu năm 2019 lộ trình tăng lãi suất sẽ nhẹ nhàng hơn. Theo đó, năm 2019 nhiều nhất sẽ chỉ có 2 đợt tăng lãi suất . Đây là một chính sách trong lộ trình thắt chặt tiền tệ đối với nền kinh tế Mỹ.

Việc Fed tiếp tục tăng lãi suất tác động như thế nào đến thị trường Việt Nam?

Fed tăng lãi suất thì yếu tố đầu tiên chịu áp lực là lãi suất tiền đồng. Đây là sự lựa chọn chính sách. Nếu chúng ta muốn ổn định tỷ giá thì khi lãi suất USD tăng, lãi suất tiền đồng phải tăng theo. Nhìn vào năm 2019, trước mắt phải đợi động thái của NHNN về việc có hay không điều chỉnh lãi suất chính sách. Song nếu có điều chỉnh, theo tôi cũng chỉ ở mức khiêm tốn.

Như chúng ta đã biết, Fed điều chỉnh lãi suất có lộ trình rất rõ, mỗi lần chỉ tăng 0,25%. Tại thị trường Việt Nam, chúng ta quan sát thấy, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại (đặc biệt là các kỳ hạn dài) cũng đã điều chỉnh tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn cũng phản ánh lãi suất cho vay đã tăng lên.

Năm 2019, như ông đã nói, Fed sẽ không tăng lãi suất nhiều như năm nay. Như vậy, Việt Nam có thể yên tâm phần nào về mục tiêu tăng trưởng năm 2019?

Chúng ta cũng biết rằng trong năm 2018 tăng trưởng toàn cầu khá tích cực, mặc dù có rất nhiều tiềm ẩn rủi ro và có cả những lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhưng nhờ chính sách nới lỏng tài khóa và giảm thuế của Chính phủ Mỹ, trong ngắn hạn đầu tư của doanh nghiệp gia tăng. Như vậy tăng trưởng của Mỹ năm 2018 cao hơn so với năm 2017 bù đắp cho sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc, khiến kinh tế toàn cầu vẫn có tốc độ tăng trưởng tương đương năm 2017.

Tuy vậy, điều đáng lo là Trung Quốc vẫn đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và chắc chắn sẽ tiếp tục suy giảm tăng trưởng. Tương tự, năm 2019, tác động của chính sách giảm thuế tới tăng trưởng kinh tế Mỹ không còn nữa,cộng thêm việc Fed tiếp tục tăng lãi suất 1-2 lần nên tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng sẽ giảm.

Khi tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới suy giảm, chắc chắn kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Theo Thuỳ Liên/Báo Đầu tư

>> Fed rục rịch tăng lãi suất lần thứ 4 trong năm 2018

vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...