Từ đầu tháng 11 đến nay có hơn 60.000 tỷ đồng được bơm ra thị trường

Chỉ riêng trong vòng 3 tuần đầu tháng 11, lượng VND bơm ra thị trường thông qua kênh mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước lên tới hơn 60 nghìn tỷ đồng.
Từ đầu tháng 11 đến nay có hơn 60.000 tỷ đồng được bơm ra thị trường

Theo Bản tin thị trường tiền tệ, trái phiếu tuần của SSI Research cho biết, thanh khoản hệ thống ngân hàng trong tuần trước (15 - 19/11) được hỗ trợ bởi khối lượng lớn VND cung ứng đồng thời từ nguồn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua ngoại tệ kỳ hạn đáo hạn và mua giao ngay, trong khi kênh trung hòa truyền thống (nghiệp vụ thị trường mở) không có giao dịch.

Trong khi đó, kênh trung hòa truyền thống là nghiệp vụ thị trường mở (OMO) vẫn không phát sinh giao dịch mới.

Theo tính toán của SSI Research, chỉ riêng 3 tuần đầu tháng 11, cơ quan quản lý tiền tệ đã bơm ròng ra thị trường hơn 60.000 tỷ đồng thông qua hoạt động mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Đây cũng là nguyên nhân chính giúp thanh khoản các ngân hàng dồi dào hơn và mặt bằng lãi suất cho vay liên ngân hàng giảm.

Điều này giúp mặt bằng lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm, kết tuần ở mức 0,65% (giảm 4 điểm cơ bản) cho kỳ hạn qua đêm và 0,75% (giảm 3 điểm cơ bản) cho kỳ hạn 1 tuần.

Theo số liệu mới cập nhật từ NHNN, tăng trưởng huy động đã giảm rõ rệt kể từ tháng 4 năm nay trong bối cảnh tiền gửi của dân cư giảm mạnh.

Cụ thể, tổng lượng tiền gửi trong nền kinh tế đến cuối tháng 9 đã đạt trên 10,5 triệu tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn so với mức 12,6% cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là do mức tăng trưởng sụt giảm mạnh từ tiền gửi khu vực dân cư.

Theo đó, tăng trưởng huy động khu vực này chỉ tăng trung bình 4% trong một năm qua, thấp hơn nhiều so với mức 7,5% trong giai đoạn trước đó khi lãi suất tiền gửi giảm về mức thấp trong lịch sử.

Trong giai đoạn 2 tháng cuối năm 2021, SSI cho rằng tăng trưởng tổng tiền gửi sẽ không có nhiều yếu tố đột biến khi cân nhắc tới yếu tố mùa vụ. "Một điểm cần lưu ý là tăng trưởng kinh tế 2020-2021 ở mức thấp, nhiều khả năng ảnh hưởng tới mức tích lũy của người dân nói chung, do đó cũng khó có thể kỳ vọng mức độ tăng trưởng tiền gửi của khu vực dân cư có thể quay lại mức trước khi có đại dịch Covid-19 một cách nhanh chóng", chuyên gia của SSI nhận định.

NHNN mới đây đã khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng. SSI Research cho rằng cơ quan quản lý tiền tệ sẽ sớm nới hạn mức tín dụng với các ngân hàng có chất lượng tài sản và các chỉ số an toàn tốt.

Khi đó, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp như hiện tại. Trong đó, lãi suất huy động sẽ dao động trong khoảng 3-4%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng; 3,7-5%/năm với kỳ hạn 6-12 tháng và 4,2-6,5%/năm với kỳ hạn trên 12 tháng.

Trong khi đó, lãi suất cho vay sẽ dao động từ 5 đến 7%/năm với khoản vay ngắn hạn và 9-11%/năm với khoản vay trên 12 tháng.

Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá liên ngân hàng vẫn duy trì ổn định quanh mức mua của Sở giao dịch NHNN, tại 22.645 đồng/USD.

Tỷ giá niêm yết ở các ngân hàng thương mại cũng có diễn biến tương tự và kết tuần ở mức 22.525 - 22.755 đồng/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng so với cuối tuần trước.

Tỷ giá trên thị trường tự do, giá giao dịch USD kết tuần ở 23.370 - 23.410 đồng/USD, tăng 90 đồng chiều mua và 60 đồng chiều bán.

SSI Research cho rằng, dù cán cân thương mại nửa đầu tháng 11 đã quay lại nhập siêu nhẹ (370 triệu USD), xu hướng này sẽ đảo ngược trong nửa sau của tháng và đà xuất siêu tiếp tục được duy trì trong 2 tháng còn lại của năm.

Ngoài ra, kiều hối thường tăng mạnh về cuối năm và giúp nguồn cung - cầu ngoại tệ trên thị trường cân bằng hơn. Tỷ giá USD/VND nhờ đó có thể duy trì trạng thái ổn định hoặc giảm nhẹ.

Xem thêm

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ thêm một loại lãi suất

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ thêm một loại lãi suất

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành các quyết định lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại đây để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mặt bằng lãi suất trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...