Tuyên Quang đề xuất xây sân bay Na Hang 350ha theo phương thức PPP

Theo đề xuất, sân bay Na Hang có quy mô sân bay khoảng 350ha, trong đó cảng nội địa cấp 4C rộng 280ha và sân bay quân sự cấp II diện tích 70ha.
Tuyên Quang đề xuất xây sân bay Na Hang 350ha theo phương thức PPP

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch xây dựng sân bay Na Hang tại xã Năng Khả, huyện Na Hang.

Cụ thể, UBND tỉnh Tuyên Quang kiến nghị Thủ tướng xem xét đồng ý chủ trương cho phép cập nhật sân bay Na Hang vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và cho phép tiến hành các thủ tục đầu tư đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

UBND tỉnh Tuyên Quang cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Tuyên Quang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức PPP.

Sân bay được đề nghị quy hoạch tại xã Năng Khả, nơi dân cư thưa thớt, đất rộng, bằng phẳng, nằm gần khu danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình, gần quốc lộ 279, 2C, 280 và kết nối thuận lợi với các tỉnh lân cận như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Quy mô sân bay khoảng 350ha, trong đó cảng nội địa cấp 4C rộng 280ha và sân bay quân sự cấp II diện tích 70ha. Dự kiến sân bay được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đến năm 2030 sẽ đầu tư theo hình thức PPP, ban đầu là khai thác các tuyến nội địa và một số tuyến quốc tế, phục vụ tìm kiếm cứu nạn và quốc phòng an ninh. Giai đoạn 2 sau năm 2030 sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh thành sân bay cấp 4C.

Hiện theo dự thảo hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới nhất, Cục Hàng không Việt Nam không đề xuất quy hoạch sân bay tại tỉnh Tuyên Quang. Khu vực Tây Bắc hiện có sân bay Điện Biên, trong tương lai sẽ có thêm Lai Châu, Sa Pa, Nà Sản, Cao Bằng.

Theo dự thảo hồ sơ quay hoạch, giai đoạn 2021-2030 cả nước có 28 cảng hàng không gồm: 14 sân bay quốc tế là Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc; 14 sân bay quốc nội là Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo.

Hồ sơ quy hoạch vẫn để mở cho việc nghiên cứu, khảo sát sân bay tại các đảo (như Lý Sơn, Phú Quý...), tại một số sân bay quân sự (Thành Sơn, Biên Hòa...) trong trường hợp đủ điều kiện.

Về tầm nhìn đến năm 2050, dự thảo quy hoạch có 31 sân bay, thêm Hải Phòng, Cao Bằng và sân bay thứ hai phía đông nam Hà Nội.

Xem thêm

Năm 2050: Việt Nam sẽ có 14 cảng hàng không quốc tế

Năm 2050: Việt Nam sẽ có 14 cảng hàng không quốc tế

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn số 3960/CHK-QLC gửi Bộ Giao thông vận tải báo cáo công tác rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...