Tỷ giá ngoại tệ ngày 21/3: Đồng USD có dấu hiệu hồi phục

Tỷ giá USD có xu hướng tăng trên thị trường tiền tệ. Tuần này, USD sẽ tiếp tục chịu tác động từ tình hình kinh tế toàn cầu cũng như diễn biến chiến sự giữa Nga và Ukraine.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 21/3: Đồng USD có dấu hiệu hồi phục

Tỷ giá ngoại tệ thế giới

USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,24% lên 98,215 ghi nhận lúc 06h30 (giờ Việt Nam).

Tỷ giá euro so với USD giảm 0,10% xuống 1,1044. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,10% xuống 1,3167.

Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,08% lên 119,27.

Theo Nasdaqtỷ giá USD tuần này sẽ phụ thuộc vào một số dữ liệu kinh tế quan trọng của các trung tâm tài chính như Mỹ, châu Âu và Anh cũng như tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine.

Thứ Năm (24/3), số liệu thống kê về các mặt hàng lâu bền, PMI khu vực tư nhân và báo cáo thất nghiệp tại Mỹ sẽ là những yếu tố trọng tâm đối với đồng USD.

Bên cạnh đó, sau động thái tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước, các cuộc thảo luận từ các thành viên Ủy ban thị tường mở liên bang (FOMC) sẽ thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Ngoài ra, các chuyên gia phân tích và những nhà giao dịch cũng chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell liên quan đến chính sách tiền tệ.

Ở một diễn biến khác, báo cáo chỉ số PMI khu vực tư nhân cho Pháp, Đức và Khu vực đồng tiền chung châu Âu dự kiến công bố vào giữa tuần sẽ là những thông tin có ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ.

Thứ Sáu (25/3), việc phát hành dữ liệu Chỉ số Môi trường Kinh doanh IFO của Đức được kỳ vọng sẽ giúp thị trường xác định rõ hơn xu hướng tỷ giá euro so với đồng bạc xanh.

Trong khi đó, các bài phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde vào thứ Hai (21/3) và thứ Ba (22/3) cùng với Bản tin kinh tế vào cuối tuần cũng là những trọng tâm của thị trường.

Tại Anh, số liệu lạm phát của tháng 2 và báo cáo PMI của khu vực tư nhân sẽ là những con số có khả năng gây biến động đến tỷ giá đồng bảng Anh so với USD. Tuy nhiên, vào cuối tuần, số liệu doanh số bán lẻ cũng sẽ góp phần định hướng cặp tiền tệ này.

Về mặt chính sách tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Anh (BoE) Andrew Bailey dự kiến có bài phát biểu đề cập đến ngân sách mùa thu vào ngay 23/3.

Liên quan đến yếu tố địa chính trị, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine vẫn là tin tức trọng tâm chi phối xu hướng thị trường trong tuần tới. Hiện tại, các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý về tiến trình ngừng bắn giữa hai quốc gia này.

Tỷ giá ngoại tệ trong nước

Trên thị trường trong nước, phiên giao dịch cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm mạnh còn mức: 23.142 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào bán ra giữ nguyên ở mức: 22.550 đồng - 23.050 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau: Vietcombank: 22.720 đồng - 23.000 đồng; VietinBank: 22.645 đồng - 23.085 đồng

Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng trở lại ở mức: 24.910 đồng – 26.451 đồng.

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau: Vietcombank: 24.915 đồng - 26.049 đồng; VietinBank: 24.441 đồng - 25.731 đồng

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...