VAMC lên kế hoạch thu hồi 50.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2019

Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2019 với mục tiêu thu hồi 50.000 tỷ đồng nợ xấu.
VAMC lên kế hoạch thu hồi 50.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2019

Ngoài ra, VAMC cũng lên kế hoạch phát hành 20.000 trái phiếu đặc biệt và mua nợ xấu theo giá thị trường 4.500 tỷ đồng.

Trong năm 2019, để đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động mua nợ theo giá trị thị trường, VAMC đề nghị được cấp đủ vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng (thêm 3.000 tỷ đồng) theo phương án đã được phê duyệt. 

Bên cạnh đó, VAMC cũng cho biết sẽ tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành có liên quan để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc mua nợ.

Năm 2019, đơn vị này sẽ kiểm tra định kỳ, đột xuất tại tổ chức tín dụng liên quan đến hoạt động ủy quyền nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động xử lý nợ, tăng cường kiểm tra đối với khách hàng vay và tài sản đảm bảo các khoản nợ đã mua.

Ngoài ra, VAMC cũng đề nghị các Bộ, ngành có liên quan sớm ban hành văn bản hướng dẫn.

Cụ thể, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân trong trường hợp chuyển nhượng tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu, bảo đảm tính thực thi cho quy định về "thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm", đảm bảo quyền lợi của bên mua.

Đồng thời, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành quy định bổ sung hướng dẫn đối với quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ mà các tổ chức, cá nhân mua lại từ VAMC theo quy định định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị quyết số 42/2017/QH14.

Cùng với đó, bổ sung đối tượng được miễn chữ ký trên đơn đăng ký giao dịch bảo đảm để đảm bảo tính nhất quán trong thực thi quy định về quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liên với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua của VAMC theo Nghị quyết 42.

Ngoài ra, VAMC cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản dở dang.

Năm 2018, VAMC đã mua 761 khoản nợ từ 13 tổ chức tín dụng bằng trái phiếu đặc biệt với dư nợ gốc nội bảng 30.917 tỷ đồng, giá mua nợ là 29.812 tỷ đồng, đạt 93,2% kế hoạch phát hành trái phiếu đặc biệt năm 2018. Theo cơ chế thị trường, VAMC đã mua 40 khoản nợ xấu, với giá hơn 2.800 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch.

Lũy kế đến cuối 2018, tổng dư nợ gốc nội bảng đã mua bằng trái phiếu đặc biệt của đơn vị này đạt gần 339.000 tỷ đồng, với giá mua nợ hơn 307.000 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2013 đến cuối năm 2018, tổng số tiền thu hồi nợ đạt 119.000 tỷ đồng.

>> Eximbank “ngụp lặn” trong nợ xấu tại VAMC

Có thể bạn quan tâm

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...