VAMC mới xử lý được 15% nợ xấu

Trong khi VAMC đang chật vật với số nợ xấu mua về vẫn phải đắp kho thì nợ xấu trong hệ thống ngân hàng trong thời gian gần đây lại có xu hướng tăng lên. VAMC mới xử lý được 15% nợ xấu Nợ xấu t
VAMC mới xử lý được 15% nợ xấu
Trong khi VAMC đang chật vật với số nợ xấu mua về vẫn phải đắp kho thì nợ xấu trong hệ thống ngân hàng trong thời gian gần đây lại có xu hướng tăng lên.
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ( VAMC ) sau hơn 3 năm triển khai mới xử lý được có 15% trong tổng số 251.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua. Trong khi nợ xấu cũ chưa giải quyết được, tình trạng một số ngân hàng thương mại phát sinh nợ xấu mới lại có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, khiến cho nợ xấu vẫn là câu chuyện khó khăn không chỉ của hệ thống ngân hàng mà còn cả với nền kinh tế.Hết tháng 5 năm nay, nợ xấu được NHNN công bố ở mức 2,78%, tăng 0,23% so với hồi cuối năm ngoái. Mức nợ này chỉ còn một khoảng cách tương tự sẽ chạm ngưỡng kiểm soát tối đa 3%. Thế nhưng chỉ 1 tháng sau, NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống giảm xuống chỉ còn 2,58%.Xét về mặt tỷ lệ phần trăm so với tổng dư nợ thì nợ xấu có giảm. Nhưng xét về con số cụ thể, nợ xấu vẫn đang tăng. Nguyên nhân là tổng dư nợ thời gian qua có mức tăng trưởng rất tích cực, khiến cho nợ xấu tuy có tăng nhưng khi chia ra phần trăm giảm. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu chỉ giảm ở góc độ kỹ thuật, trong khi thực chất nợ xấu vẫn đang tăng trong hệ thống ngân hàng.Ngoài VAMC, thời gian qua, các ngân hàng cũng đã tự mình xử lý nợ xấu. Có không ít cán bộ tín dụng, thậm chí cả lãnh đạo các phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng đã được nghỉ không lương để làm duy nhất việc đi đòi nợ. Thế nhưng, đòi nợ cũng không hề dễ và nhiều người trong ngân hàng hiện đã quen với tình cảnh "đứng cho vay, quỳ thu nợ".Muốn giải quyết thực chất số nợ xấu VAMC đã mua về cần sự phối hợp của các bộ ngành và sự phối hợp trong cả hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, cần có cả một thị trường mua bán nợ với đông đảo người mua có tiềm lực, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...