Vì sao Công ty Bao bì nhựa Kiến Vinh bị dừng làm thủ tục hải quan?

Công ty TNHH Sản xuất Bao bì nhựa Kiến Vinh vừa bị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cưỡng chế bằng cách dừng làm thủ tục hải quan vì không thực hiện nghĩa vụ về thuế...

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thông tin, theo đề nghị của Cục Thuế về việc dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư đã ban hành quyết định cưỡng chế đối với Công ty TNHH Sản xuất Bao bì nhựa Kiến Vinh.

Cụ thể, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư đã áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty TNHH Sản xuất Bao bì nhựa Kiến Vinh vì doanh nghiệp này còn nợ tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định, với số tiền nhiều tỷ đồng.

Quyết định cưỡng chế của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm kể từ ngày 6/3/2023. Quyết định chỉ chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

Vì sao Công ty Bao bì nhựa Kiến Vinh bị dừng làm thủ tục hải quan?
Vì sao Công ty Bao bì nhựa Kiến Vinh bị dừng làm thủ tục hải quan?

Về Công ty TNHH Sản xuất Bao bì nhựa Kiến Vinh, tìm hiểu của chúng tôi cho thấy doanh nghiệp này có địa chỉ tại Khu công nghiệp Tân Bình, Quận Tân Phú, được cấp phép hoạt động từ năm 2013. Nhưng tại thời điểm này doanh nghiệp này đã dừng hoạt động, nhưng chưa làm thủ tục đóng mã số thuế tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh.

Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thành Tài  - một doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) cũng bị Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, sở dĩ cơ quan quản lý hàng đầu tư của đơn vị phải ban hành quyết định trên là để thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo Thông báo số 313/TB-ĐT ngày 14/2/2023 của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu Tư về tiền thuế, tiền chậm nộp còn thiếu.

Cụ thể, doanh nghiệp FDI này không chấp hành Biên bản làm việc của cơ quan Hải quan về khoản nợ thuế; Thông báo của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu Tư về tiền thuế, tiền chậm nộp còn thiếu, với số tiền bị cưỡng chế: trên 12,1 tỷ đồng.

Về chế tài xử lý đối với những trường hợp chây ì nộp thuế, theo tìm hiểu của chúng tôi, các doanh nghiệp nợ thuế từ 91 ngày trở lên, cơ quan thuế sẽ cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với toàn bộ doanh nghiệp có tiền nợ thuộc diện này. Đối với doanh nghiệp nợ thuế quá 121 ngày, cơ quan thuế cũng sẽ ban hành quyết định cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Sau khi hết thời hạn của quyết định cưỡng chế hóa đơn (1 năm), nếu doanh nghiệp chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ, cơ quan thuế sẽ tiếp tục ban hành quyết định cưỡng chế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...