Vì sao EU “giơ thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam?

Chiều 25/10, Tổng cục Thủy sản cho biết, EU đã cảnh báo "thẻ vàng" với thủy sản Việt Nam, do chưa đáp ứng được các yêu cầu về vấn đề kiểm soát đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không được quản
Vì sao EU “giơ thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam?

Theo bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT), từ ngày 13-19/5/2017, đoàn công tác của EU vào Việt Nam kiểm tra hoạt động tuân thủ các quy định của EU về IUU.

Qua kiểm tra, đoàn công tác của EU cho rằng, hoạt động quản lý khai thác thuỷ sản của Việt Nam chưa có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các quy định của EU về IUU và đã đưa ra 5 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam phải hoàn thành trước 30/9/2017.

Theo đó, Việt Nam phải hoàn thiện thiện thể chế quản lý, quản lý đội tàu khai thác phù hợp với nguồn lợi, hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát tàu cá trên biển và tại cảng, thực xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản và ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Bà Nhung cho biết, Việt Nam đã tích cực triển khai các khuyến nghị của EU. Đặc biệt, Thủ tướng đã có công điện 732 ngày 28/5/2017 về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Các Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh, Trịnh Đình Dũng cũng như Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có các cuộc họp với các bộ ngành, địa phương, cũng như trao đổi với đại diện phía EU liên quan đến vấn đề IUU. Trong đó, có đề nghị phía EU hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong hỗ trợ thực hiện quy định IUU.

Bộ NN&PTNT cũng phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội trong việc thẩm định, hoàn thiện dự thảo Luật Thủy sản sửa đổi; đã tối đa đưa vào Luật Thuỷ sản sửa đổi các quy định về IUU theo khuyến nghị của EU.

Bộ NN&PTNT cũng xem xét việc quy hoạch lại đội tàu khai thác phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý tàu cá, luật hóa lực lượng kiểm ngư, tổ chức động bộ hệ thống kiểm ngư từ trung ương xuống địa phương ven biển trên cơ sở tổ chức lại lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản.

Bộ cũng triển khai mạnh các giải pháp nhằm hạn chế tàu cá Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài, điều chỉnh lại việc giao quyền xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản...

Tuy nhiên, theo Tổng cục Thủy sản, do đặc thù nghề cá Việt Nam là nghề cá nhân dân, quy mô nhỏ, đa loài, trình độ ngư dân thấp, trang thiết bị trên tàu lạc hậu nên việc áp dụng các biện pháp để giải quyết các khuyến nghị của EU chưa được triệt để.

Vẫn còn một số nội dung mà theo đánh giá của EU vẫn cần tiếp tục hoàn thiện như việc tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài... EU vẫn cho rằng, việc hoàn thiện thế chế là chưa đạt yêu cầu. Do vậy, từ ngày 23/10, EU chính thức tuyên bố rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng thế nào?

Theo Tổng cục Thủy sản, việc EU cảnh báo thẻ vàng đối với Việt Nam chỉ áp dụng với sản phẩm khai thác trên biể, không áp dụng cho sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng.

Trong thời gian này, hoạt động xuất khẩu hải sản vẫn được diễn ra bình thường. Tuy nhiên, sẽ có những tác động nhất định, như: Các lô hàng bị tăng tuần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác nhập khẩu từ Việt Nam (có thể lên đến 100%), dẫn đến thời gian lưu kho tăng, phát sinh chi phí kiểm tra, chi phí lưu kho đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU.

Bên cạnh đó, việc này cũng có khả năng gây tâm lý lo ngại đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường khác, đăc biệt là đối với các thị trường nhập nguyên liệu của Việt Nam để tái xuất sang thị trường EU hoặc Mỹ và các nước có quy định áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chống khai thác IUU.

Ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy trình, thời gian cảnh báo thẻ vàng của EU là 6 tháng.

Sau thời gian trên, có ba khả năng xẩy ra với Việt Nam. Theo đó, nếu Việt Nam triển khai đầy đủ, toàn bộ các quy định của EU với các minh chứng cụ thể, EU có thể dỡ bỏ thẻ vàng. Nếu việc triển khai các qui định của EU về IUU có tiến bộ, EU có thể thể gia hạn để hoàn thiện các nội dung còn thiếu

Tuy nhiên, trong trường hợp, các cảnh báo của EU không được thực hiện hoặc triển khai không hiệu quả, EU sẽ giơ thẻ đó, lúc đó, họ sẽ cấm Việt Nam xuất khẩu hàng hải sản sang thị trường này.

Theo ông Oai, để khắc phục thực trạng trên, để EU có thể đưa về thẻ xanh, tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025.

Thành lập tổ công tác liên ngành do Bộ NN&PTNT làm Tổ trưởng với sự tham gia của các Bộ, ngành, hội, hiệp hội có liên quan để chỉ đạo, điều phối triển khai các biện pháp khắc phục thẻ vàng của EU.

Tổ chức các đoàn đàm phán, đối thoại để EU hiểu và ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai, đáp ứng các khuyến nghị của EU; tiếp tục biên dịch Luật Thủy sản sửa đổi và các văn bản dưới luật khi được sửa đổi ban hành để cung cấp cho EU.

Đối với các địa phương, cần xây dựng kế hoạch cụ thể, nhằm lý tàu cá khai thác không vi phạm về IUU,ngặn chặn, chấm dứt tàu khai thác hải sản trái phép tại vùng biển các nước, xác nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm hải sản, bắt buộc tàu cá phải lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình theo quy định...

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, đến nay có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ bị EU giơ thẻ phạt, trong đó có 6 quốc gia bị áp dụng biện pháp thẻ đỏ. Tuy nhiên, đến nay, 10 nước được dỡ thẻ vàng, 3 nước đã được dỡ thẻ đỏ.

Hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ được EU dỡ thẻ vàng thường 1 đến 2 năm, tuy nhiên, ngay như Thái Lan, dù nỗ lực, nhưng đã 3 năm vẫn chưa được EU gỡ thẻ vàng.

Theo Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...