Vì sao Oceanbank phải "dứt tình" với PV- SSG?

Theo một nguồn tin từ phía Oceanbank, ngoài việc phải bán cổ phần nắm giữ tại PV-SSG theo yêu cầu của NHNN và thu hồi khoản đầu tư không hiệu quả thì ngân hàng này không phát sinh dư nợ của PV-SSG, kh
Vì sao Oceanbank phải "dứt tình" với PV- SSG?

Ngày 21/11 tới đây, tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ tổ chức đấu giá 4 triệu cổ phần của CTCP Bất động sản Dầu khí Việt Nam (PV-SSG) do ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) sở hữu với giá khởi điểm 10.638 đồng/CP.

Mức giá khởi điểm này cao hơn 6,4% so với giá trị sổ sách kế toán cổ phiếu PV-SSG sau khi trừ đi trích lập dự phòng tại thời điểm 31/3/2017 là 10.000 đồng/CP. 

Lý do ngân hàng bán cổ phần PV-SSG là nhằm thu hồi những khoản đầu tư không hiệu quả, bổ sung nguồn vốn đầu tư sinh lời... bởi thời gian qua, sau khi bị mua bắt buộc 0 đồng để tái cơ cấu, thì hoạt động kinh doanh của OceanBank vẫn rất khó khăn. Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu OceanBank thoái các khoản đầu tư ngoài ngành, trong đó có bán cổ phần PV-SSG.

Hiện đối tác mua số cổ phần PV-SSG này vẫn chưa lộ diện song thị trường đang đồn đoán khả năng đã có "đại gia" đang nhòm ngó muốn thâu tóm dự án Mỹ Đình Pearl thông qua việc gom cổ phần sở hữu công ty - chủ đầu tư...

Được biết, PV-SSG là một trong những công ty thành viên của CTCP Tập đoàn SSG hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó SSG nắm giữ 40,6 triệu cổ phiếu, chiếm 81,2% vốn.

Thực tế, Dự án Mỹ Đình Pearl từ năm 2010 đến năm 2014 đã không phát sinh doanh thu. Tới năm 2015, PV –SSG mới ghi nhận khoản doanh thu 2 tỷ đồng đến từ dự án Golf Mỹ Đình Pearl và cho thuê mặt bằng.

Tuy nhiên, hoạt động chính của PV-SSG là xây dựng và triển khai lô đất 3,8ha dự án Mỹ Đình Pearl. Hiện tại, PV-SSG mới bắt đầu triển khai xây dựng khu căn hộ thuộc tổ hợp này. Hầu hết các khách hàng mua nhà tại dự án này đều đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính dù dự án vẫn chưa bàn giao nhà cho khách hàng.

Mặc dù thi công trì trệ vướng nhiều lùm xùm về pháp lý, nhưng dự án của PV-SSG vẫn được đánh giá là tiềm năng thể hiện qua giá bán khá cao lên tới 30 triệu đồng/m2 nhà.

Bên cạnh đó, một số cổ đông chính của tập đoàn SSG – công ty mẹ của PV-SSG – đang là bị cáo trong vụ án xảy ra tại Oceanbank. Theo đó, trong đại án Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh đều có liên quan đến nhóm cổ đông sở hữu hơn 5,8 triệu cổ phần SSG là bà Hứa Thị Phấn, Hứa Anh Thơ, Ngô Kim Huệ, Hứa Thị Bách Hạnh, trong đó bà Hứa Thị Phấn từng là thành viên HĐQT của Tập đoàn SSG.

Với vai trò là đại diện cổ đông sáng lập, bà Phấn đã dùng hơn 5 triệu cổ phần này cùng hai biệt thự là tài sản cá nhân để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay 500 tỷ đồng giữa Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh đầu năm 2012.

Theo thông tin tại phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm giai đoạn 1, cơ quan điều tra đã ra lệnh kê biên hơn 5,8 triệu cổ phần SSG của nhóm cổ đông bà Hứa Thị Phấn để khắc phục thiệt hại cho khoản vay 500 tỷ đồng của Công ty Trung Dung tại Oceanbank.

>> OceanBank đấu giá 4 triệu cổ phần PV-SSG

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...