VIB bất ngờ xin ý kiến cổ đông hủy phương án tăng vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Quốc tế (mã: VIB) đang xin ý kiến cổ đông thông qua việc hủy phương án tăng vốn điều lệ và phê duyệt phương án mua cổ phiếu quỹ năm 2017.
VIB bất ngờ xin ý kiến cổ đông hủy phương án tăng vốn điều lệ

Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán (VDS), VIB sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản về nội dung này vào ngày 14/9/2017.

Hiện, chưa rõ ngân hàng VIB sẽ mua vào số lượng cổ phiếu quỹ là bao nhiêu, mục đích mua cổ phiếu.

Trong thời gian qua, giá cổ phiếu VIB vẫn giao dịch cao gấp đôi mệnh giá cổ phiếu. Từ giữa tháng 4/2017, cổ phiếu VIB đã vượt mức 20.000 đồng/CP và có thời điểm tăng lên mức 26.500 đồng/CP, cao hơn 55% so với mức giá chào sàn hồi đầu năm (17.000 đồng/CP).

Theo phương án tăng vốn đã được ĐHĐCĐ thường niên tháng 4/2017 thông qua, VIB dự kiến sẽ phát hành 2 đợt, gồm phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ tức, chia thưởng) và phát hành ESOP cũng từ nguồn lợi nhuận để lại.

Cụ thể, VIB đã chốt phương án trả cổ tức bằng tiền 5% (đã chia trả vào tháng 7) và bằng cổ phiếu 34,5%. Ngoài ra, VIB đã được thông qua chia thưởng cổ phiếu từ nguồn thặng dư và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, tỷ lệ 36,1%. Hiện, vẫn chưa rõ VIB sẽ hủy phương án tăng vốn nào trong các phương án trên.

Cùng với VIB, mới đây Techcombank cũng công bố mua lại gần 222 triệu cổ phiếu quỹ và hủy phương án tăng vốn điều lệ. Trong đó, ngân hàng đã mua lại 172,35 triệu cổ phiếu do cổ đông chiến lược là Ngân hàng HSBC thực hiện thoái vốn. 

Động thái đáng chú ý, hồi đầu tháng 7 vừa qua, VIB đã thực hiện mua lại Ngân hàng CBA Chi nhánh TP HCM nhằm thể hiện sự cam kết của CBA đối với thị trường Việt Nam khi CBA tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với VIB. Đại diện CBA cũng nhận định việc chuyển giao chi nhánh của CBA tại Việt Nam là minh chứng cho sự tin tưởng mà CBA dành cho VIB.

Trong nửa đầu năm 2017, tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) tăng mạnh tới 15%, chi phí dự phòng giảm đáng kể nên lợi nhuận tăng cao đạt 380 tỷ đồng.

Tín dụng tăng mạnh 15% so với đầu năm, đạt 69.204 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay khách hàng cá nhân (tăng 31,6% so với đầu năm) và cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 12% so với đầu năm). Riêng cho vay doanh nghiệp tư nhân giảm 2,6% so với đầu năm và cho vay DNNN chỉ tăng 2,7% so với đầu năm.

 Tỷ lệ nợ xấu của VIB là 2,59%, giữ nguyên so với năm 2016 với 1.789 tỷ đồng, tăng 239,4 tỷ đồng.

>> 6 tháng tín dụng của VIB tăng trưởng 15%, lợi nhuận đạt 380 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Đây là một phần trong chuỗi những thay đổi đáng chú ý về nhân sự cấp cao, định hướng chiến lược và cả vị trí trụ sở chính của Eximbank trong thời gian gần đây.

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...