Vietcombank tính thiếu lãi: Tiền chết trong tài khoản!

Nếu ngân hàng có cơ chế không tính lãi số dư tài khoản quá thấp thì bắt buộc ngân hàng phải thông báo cho khách hàng trước chứ không thể tự ý xử lý như vậy và để đến sau nhiều năm qua kiểm toán công b
Vietcombank tính thiếu lãi: Tiền chết trong tài khoản!

Vietcombank đã "đổ lỗi" cho phần mềm Corebanking không tính đủ và trả lãi tiền gửi trên tài khoản của hơn 6 triệu khách hàng 

Việc Kiểm toán Nhà nước đưa ra thông tin 16 năm qua, các khoản lãi phát sinh hàng tháng của những tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhỏ hơn 1.000 đồng hoặc 0,1 đơn vị ngoại tệ đối với các ngoại tệ khác đã không được hệ thống phần mềm của Vietcombank tính và hạch toán đầy đủ đang gây xôn xao dư luận những ngày gần đây.

Ngay sau khi thông tin này phát đi, Vietcombank đã khẳng định không có động cơ vụ lợi, trong hệ thống phần mềm mua của đối tác nước ngoài có cấu phần quản lý tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, trong đó có cài đặt sẵn tham số để mặc định đối với các tài khoản không kỳ hạn có mức lãi tiền gửi cộng dồn trong 1 tháng có giá trị nhỏ hơn 0,1USD hoặc tương đương, hệ thống tự động làm tròn xuống.

Trên thực tế, đa phần các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi hàng tháng cộng dồn chỉ khoảng vài chục đồng/tháng. Theo thông lệ quốc tế và thực tế tại Việt Nam, một số NH thực hiện thu phí quản lý tài khoản đối với những tài khoản có số dư thấp nhằm bù đắp những chi phí quản lý.

Đối với Vietcombank, đến nay NH vẫn chưa thực hiện việc thu phí quản lý tài khoản, kể cả đối với các tài khoản có số dư thấp. Do vậy Vietcombank sẽ thực hiện đầy đủ các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, tức thực hiện hạch toán và chi trả lãi tiền gửi không kỳ hạn cho khách hàng phát sinh năm 2015 số tiền 9,7 tỷ đồng, tính và hạch toán đầy đủ số lãi phát sinh năm 2016 theo quy định. Cụ thể, NH sẽ trả lãi cho 7,1 triệu khách hàng, mỗi khách hàng sẽ được nhận về hơn 1.000 đồng tiền lãi.

Trao đổi với ĐTTC, một chuyên gia tài chính NH cho biết, tại Hoa Kỳ, tất cả tài khoản bất cứ số dư bao nhiêu cũng đều được hạch toán lãi suất đã thỏa thuận, còn đối với những tài khoản thanh toán vãng lai sẽ không trả lãi.

Còn trong trường hợp này, Vietcombank giải thích nguyên nhân dẫn đến việc không tính và hạch toán đầy đủ để trả lãi do phần mềm của họ làm tròn số; hay những tài khoản đó số dư quá thấp, NH không tính phí duy trì tài khoản nên họ không tính lãi là bình thường và xem điều này trung hòa với nhau, điều này cũng không đúng.

Nếu NH có cơ chế đó, bắt buộc NH phải thông báo cho khách hàng trước chứ không thể tự ý xử lý như vậy và để đến sau nhiều năm qua kiểm toán công bố khách hàng mới biết.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico cho biết, về công nghệ, khả năng Vietcombank cũng giống 8 NH được NH Thế giới tài trợ chương trình phần mềm từ thời kỳ trước nên có những hạn chế nhất định. Bản thân các NH nước ngoài cũng làm như vậy, tức là dưới 0,1USD quá nhỏ nên cũng không tính.

Nhưng xét về mặt pháp lý và về mặt kỹ thuật cần phải xử lý, nếu cứ để như vậy đương nhiên sẽ trở thành sai, thành vấn đề bức xúc cho khách hàng.

Tại các NH, thông thường tài khoản lâu không hoạt động sẽ phải trả phí duy trì tài khoản, đặc biệt tài khoản có số tiền nhỏ (chẳng hạn không đáp ứng 100.000-200.000 đồng) sau một thời gian trả phí sẽ triệt tiêu tiền gốc. Còn với tài khoản tiền gốc còn nhiều tiền, NH vẫn cộng lãi dù có thể nhiều năm khách hàng không giao dịch.

Bên cạnh trường hợp Vietcombank, các chuyên gia tài chính cho rằng vấn đề tương tự vẫn đang tồn tại ở khá nhiều NH trong hệ thống nhưng do chưa qua kiểm toán nên chưa phát hiện hết. Có khả năng 8 NH cùng được NH Thế giới tài trợ hệ thống phần mềm vào năm 1998 có lỗi này, trừ những NH gần đây đã nâng cấp công nghệ.

Do đó, ngay bây giờ, các NH nếu đang vướng phải cần quan tâm và có biện pháp thích ứng để xử lý. Đồng thời, các NH nào chưa xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để tính và hoạch toán lãi suất cho các tài khoản tiền gửi có số dư nhỏ cần phải triển khai xây dựng để thực hiện đúng nguyên tắc.

Theo Bảo Tùng/Sài Gòn Đầu tư tài chính

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...